Trang chủ Dịch vụ Vận chuyển hàng hóa chính ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam

Vận chuyển hàng hóa chính ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam

Bởi Joel Luong

Vận chuyển hàng hóa chính ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và cũng là quốc gia có kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam lớn nhất. Đất nước tỷ dân là nguồn cung cấp lớn về máy móc, hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm, dược phẩm, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cho thị trường Việt Nam. Hàng ngày tiêu dùng, sử dụng hàng hóa Trung Quốc nhưng bạn đã bao giờ đặt câu hỏi Có những phương thức vận chuyển chính ngách nào cho hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam hay chưa?

Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới kéo dài cả về đường bộ, đường biển và hàng không. Do đó, việc giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 quốc gia diễn ra rất thuận lợi. Hiện nay, có 4 phương thức vận chuyển chính ngạch chính: đường biển, đường hàng không, đường sắt và đường bộ.

Nhu cầu vận chuyển chính ngạch từ Trung Quốc ngày cao nhiều

Nhu cầu vận chuyển chính ngạch từ Trung Quốc ngày cao nhiều

Các phương thức vận chuyển hàng hóa Trung Quốc-Việt Nam

1. Vận tải đường biển

Vận chuyển đường biển là phương thức vận tải phổ biến nhất trên thế giới, cũng như là hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam. Phương thức này có ưu điểm là giá rẻ, vận chuyển được khối lượng nhiều, an toàn. Thời gian vận chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam cũng tương đối nhanh do vị trí địa lý gần nhau.

Tại Việt Nam, có một số cửa khẩu chính mà hàng hóa khi nhập khẩu bằng đường biển thường được khai thác: cảng Hải Phòng, cảng Cát Lái, cảng Cái Mép và cảng Đà Nẵng. Về phía Trung Quốc, có một số cảng biển lớn sau đây:

(1) Cảng SHENZHEN (Thâm Quyến)

Cảng Shenzhen là tên gọi chung của chuỗi cảng biển thuộc bờ biển Thâm Quyến, Quảng Đông của Trung Quốc. Đây được đánh giá là một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất thế giới. Trong đó, 2 cầu cảng phổ biến nhất là Shekou và Yantian. Thời gian vận chuyển đường biển giữa Shenzhen và Việt Nam thường là 3-5 ngày chặng biển.

Các hãng tàu khai thác tuyến Shenzhen-Vietnam: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…

(2) Cảng NINGBO (Ninh Ba)

Cảng Ningbo là một trong số những cảng biển lớn và bận rộn nhất thế giới. Đây được coi là cửa ngõ để thế giới tiếp cận với thị trường tỷ dân, cũng như là nơi hàng hóa sản xuất của Trung Quốc xuất khẩu ra thế giới. Cảng Ningbo có khả năng tiếp cận 4 đường cao tốc quan trọng: Đường cao tốc Shanghai-Hangzhou-Ningbo Expressway, the Ningbo-Taizhou-Wenzhou Expressway, the Hangzhou-Nanjing Expressway, and the Ningbo-Jinhua Expressway.

Một số hãng tàu chuyên tuyến Ningbo: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…

(3) Cảng QINGDAO (Thanh Đảo)

Cảng Qingdao có thể tiếp nhận các tàu lớn nhất thế giới và khối lượng hàng hóa khổng lồ. Cảng Qingdao là cảng bận rộn thứ bảy thế giới về tổng lượng hàng hóa thông qua và là cảng bận rộn thứ tám thế giới về container. Cảng Qingdao dẫn đầu tất cả các cảng khác trên thế giới về xử lý quặng sắt đầu vào và tất cả các cảng khác ở Trung Quốc đối với dầu thô đầu vào. Cảng Qingdao cũng là cảng bận rộn thứ hai ở Trung Quốc về thương mại quốc tế.

Một số hãng tàu chuyên tuyến Qingdao: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…

(4) Cảng TIANJIN (Thiên Tân)

Trước đây được gọi là Cảng Tanggu, Cảng Tianjin hiện đại là cửa ngõ hàng hải đến Bắc Kinh. Nằm trên bờ Tây của Vịnh Bohai, Cảng Thiên Tân cách Bắc Kinh khoảng 170 km (khoảng 105 dặm) về phía Đông Nam và cách thành phố Thiên Tân 60 km (khoảng 37 dặm) về phía đông.

Một số hãng tàu khai thác chuyên tuyến Tianjin: Cosco, ANL, Wanhai, MCC, SITC, EMC,…

(5) Cảng Shanghai (Thượng Hải)

Cảng Shanghai (Thượng Hải) chiếm một vị trí địa lý tuyệt vời, có điều kiện tự nhiên gần như lý tưởng, phục vụ vùng nội địa phát triển kinh tế rộng lớn, và có cơ sở hạ tầng và cơ sở phân phối nội địa phong phú. Đồng bằng sông Dương Tử là nơi tập hợp một số thành phố hoạt động kinh tế nhất của Trung Quốc.

Các hãng tàu khai thác chuyên tuyến Shanghai: ANL, Cosco, Evergreen (EMC), ONE, MCC, Yang Ming, OOCL, SITC, KMTC, Wanhai,…

Hình ảnh khai thác hàng hóa lên máy bay

Hình ảnh khai thác hàng hóa lên máy bay

2. Vận tải đường hàng không

Phương thức vận tải thứ 2 đối với hàng hóa nhập khẩu chính ngạch từ Trung Quốc là đường hàng không. Đây là phương thức được dùng cho hàng hóa cần giao hàng gấp, trị giá cao. Hiện nay, có rất nhiều hãng hàng không khai thác tuyến vận chuyển từ Trung Quốc về các sân bay quốc tế của Việt Nam: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.

Danh sách một số sân bay lớn của Trung Quốc:

(1) Sân bay Beijing (PEK)

– Số lượng hành khách phục vụ: 35 triệu hành khách

– Số lượng hàng hóa: 2 triệu tấn hàng hóa

– Có khoảng 85 hãng hàng không khai thác dịch vụ tại đây

– Từ sân bay PEK có dịch vụ bay tới 206 điểm đến khác nhau trên thế giới.

(2) Sân bay Shanghai (PVG)

– Số lượng hành khách phục vụ: 30 triệu hành khách

– Số lượng hàng hóa: 4 triệu tấn hàng hóa

– Có khoảng 65 hãng hàng không khai thác dịch vụ tại đây

– Từ sân bay PVG có dịch vụ bay tới 152 điểm đến khác nhau trên thế giới.

(3) Sân bay Guangzhou (CAN)

– Số lượng hành khách phục vụ: 17 triệu hành khách

– Có khoảng 39 hãng hàng không khai thác dịch vụ tại đây

– Từ sân bay XMN có dịch vụ bay tới 72 điểm đến khác nhau trên thế giới.

(4) Sân bay Chongqing (CKG)

– Số lượng hành khách phục vụ: 35 triệu hành khách

– Số lượng hàng hóa: hơn 280 nghìn tấn hàng hóa

– Có khoảng 39 hãng hàng không khai thác dịch vụ tại đây

– Từ sân bay CKG có dịch vụ bay tới 89 điểm đến khác nhau trên thế giới.

(5) Sân bay Chengdu (CTU)

– Số lượng hành khách phục vụ: 41 triệu hành khách

– Số lượng hàng hóa: gần 500 nghìn tấn hàng hóa

– Có khoảng 39 hãng hàng không khai thác dịch vụ tại đây

– Từ sân bay CTU có dịch vụ bay tới 108 điểm đến khác nhau trên thế giới.

Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ

Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ

3. Vận tải đường sắt liên vận

Trong thời gian gần đây, vận chuyển đường sắt cũng được nhiều doanh nghiệp, chủ hàng quan tâm đến như là phương thức vận tải tiềm năng. Phương thức này đặc biệt có lợi thế về các điều kiện mua hàng giá FCA hay các điều kiện CPT, CIP hay DAT, DDU.

Vận tải đường sắt có rất nhiều ưu điểm như:

– Thời gian vận chuyển nhanh chóng, không lo ngại về tắc đường, tắc cảng, ga hàng hóa

– Tiết kiệm chi phí lớn, khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn, nhanh chóng, an toàn và thuận tiện

– Cơ sở hạ tầng được quan tâm, đầu tư đồng bộ, góp phần cải thiện dịch vụ

– Thủ tục hải quan nhanh chóng, tiết kiệm

4. Vận tải đường bộ

Vận tải đường bộ là phương thức vận chuyển lâu đời giữa Việt Nam và Trung Quốc. Phương thức này nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, đường xá, hệ thống hải quan của cả 2 nước chưa có sự đồng bộ dẫn đến thời gian thông quan lâu. Tuy nhiên, vận tải đường bộ vẫn là lựa chọn của nhiều doanh nghiêp bởi tính linh hoạt, nhanh chóng.

TTL logistics – Công ty giao nhận hàng hóa chuyên tuyến Trung Quốc

Được thành lập từ năm 1995, TTL logistics là đơn vị đi đầu thị trường về lĩnh vực logistics, giao nhận hàng hóa. Đặc biệt, đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm, cùng với đó là hệ thống đại lý trải khắp các tỉnh của nước bạn. Điều đó giúp TTL logistics xử lý hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả, với chi phí tốt nhất

Bất cứ khi nào quý khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí 24/7.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN