Trang chủ Nghiệp vụNghiệp vụ hải quan Thủ tục lấy hàng tại cảng Hải Phòng chi tiết, mới nhất
MLC là công ty logistics toàn cầu

Thủ tục lấy hàng tại cảng Hải Phòng chi tiết, mới nhất

Bởi Joel Luong

Thủ tục lấy hàng tại cảng Hải Phòng chi tiết, mới nhất

Ngày nay, hoạt động thương mại, giao dịch quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng nhiều và phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại-FTA, hàng hóa nhập khẩu từ các nước được hưởng nhiều lợi ích thuế quan. Điều này khiến lượng hàng hóa nhập khẩu về cửa ngõ như cảng Hải Phòng luôn nhộn nhịp. Tuy nhiên, thủ tục và quy trình lấy hàng, nhận hàng tại Hải Phòng thì không phải ai cũng nắm được.

Hiện nay, hầu hết các công ty xuất nhập khẩu, nhà máy đều thuê dịch vụ từ các công ty giao nhận, logistics chuyên nghiệp. Bài viết dưới đây của TTL logistics sẽ giới thiệu quy trình giao nhận hàng tại Hải Phòng để quý khách hàng nắm được khái quát. Từ đó có sự lựa chọn đối tác logistics phù hợp, tin cậy.

Khai thác hàng hóa vận nhập khẩu về cảng Hải Phòng

Khai thác hàng hóa vận nhập khẩu về cảng Hải Phòng

Tìm hiểu về cảng Hải Phòng

Hải Phòng là cụm cảng lớn nhất khu vực phía Bắc của Việt Nam, và là một trong 2 cảng lớn nhất (cùng với cụm cảng Cái Mép-Cát Lái ở khu vực phía Nam). Cụm cảng Hải Phòng có gần 40 bến cảng chính, có các chức năng khác nhau. Trong đó có khoảng 30 bến cảng phục vụ khai thác hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container.

Trong đó, cảng Lạch Huyện là cảng nước sâu lớn nhất, có năng lực khai thác khoảng 5 triệu TEU mỗi năm. Cảng Lạch Huyện hứa hẹn sẽ nâng cao năng lực hạ tầng logistics đáng kể, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Chi tiết thủ tục giao nhận, lấy hàng tại cảng Hải Phòng

Hiện nay, thủ tục giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cảng Hải Phòng đã được tối giản, quy trình thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên. Trong đó có 2 đầu việc quan trọng nhất mà chủ hàng cần thực hiện: làm thủ tục thông quan và đổi lệnh lấy hàng. Dưới đây là quy trình chi tiết gồm các bước cần thực hiện khi lấy hàng tại cảng Hải Phòng:

Bước 1. Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu

Đây là bước rất quan trọng để có thể thông quan và giải phóng hàng nhanh chóng. Sau khi chốt đơn hàng và thuê vận chuyển từ nước ngoài về, bạn cần kiểm tra bộ chứng từ nhập khẩu đã đầy đủ chưa. Thông thường, bộ chứng từ sẽ bao gồm:

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Phiếu đóng gói (Packing list)

– Các chứng từ, giấy tờ liên quan hàng hóa khác (nếu có): catalogue, CQ (certificate of quality), CA (certificate of analytics), giấy phép, công bố sản phẩm,…

– Vận đơn hàng không (Airway bill)

Những chứng từ này thường được bên xuất khẩu gửi ngay sau khi hàng khởi hành. Do đó có thể kiểm tra thông tin trên chứng từ đã đầy đủ và chính xác chưa. Một số mặt hàng đặc thù, doanh nghiệp còn cần phải chuẩn bị một số chứng từ khác liên quan đến thủ tục chuyên ngành. Ví dụ như: động thực vật, mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm,…

Tại đây, doanh nghiệp cũng cần xác định loại hình kê khai. Có một số loại hình kê khai như sau:

– Loại hình xuất khẩu/nhập khẩu quà biếu tặng, hàng phi mậu dịch
– Loại hình xuất khẩu/nhập khẩu kinh doanh
– Loại hình xuất khẩu/nhập khẩu gia công
– Loại hình xuất khẩu/nhập khẩu sản xuất xuất khẩu
– Loại hình xuất khẩu/nhập khẩu tại chỗ
– Loại hình tạm nhập tái xuất
– Loại hình tạm xuất tái nhập
– Loại hình quá cảnh
– Loại hình xuất khẩu/nhập khẩu đầu tư có thuế, miễn thuế

B2. Truyền tờ khai và nhận kết quả phân luồng

Sau khi nhận được giấy báo hàng về, doanh nghiệp có thể tiến hành truyền tờ khai hải quan. Hiện nay, toàn bộ hàng hóa nhập khẩu đều phải khai truyền hải quan điện tử. Tại bước này, nhân viên xuất nhập khẩu cần đối chiếu hồ sơ và khai báo chính xác. Có một số tiêu chí khi khai sai doanh nghiệp không được phép khai lại, và có thể bị phạt:

– Khai sai mã loại hình;

– Sai mã phân loại hàng hóa (HS code);

– Mã phương thức vận chuyển;

– Cơ quan Hải quan;

– Mã người nhập khẩu/ Mã người xuất khẩu.

Sau khi truyền sẽ có kết quả phân luồng trả về trên hệ thống hải quan điện tử: luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Doanh nghiệp dựa vào đấy hoàn thành việc thông quan hàng hóa.

B3. Thông quan hàng hóa

Tại đây có 3 trường hợp xảy ra, dựa vào kết quả phân luồng của tờ khai hải quan:

– Trường hợp luồng xanh: hàng hóa tự động thông quan. Chủ hàng đến kho để nhận hàng

– Tờ khai phân luồng vàng: cần kiểm tra chứng từ, giấy tờ hàng hóa nhập khẩu. Thời gian khoảng kiểm tra chứng từ khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng. Nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu cần trình hồ sơ giấy tại chi cục hải quan Hải Phòng

– Nếu rơi vào luồng đỏ, cân kiểm hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa xem có đúng như chứng từ khai báo hay không. Thời gian kiểm hóa thường là nửa ngày làm việc. Địa điểm kiểm tra là chi cục hải quan Hải Phòng.

B4. Ký giám sát và thanh lý tờ khai

Sau khi doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế và tờ khai được thông quan, bước tiếp theo là ký giám sát. Hồ sơ bao gồm:

– Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan. Danh sách này được in từ website hải quan

– Tờ khai phí và hóa đơn (liên xanh) phí Cơ sở hạ tầng. Tại cảng Hải Phòng, trước khi lấy hàng doanh nghiệp cần đóng phí sử dụng công trình, kết cấu Hạ tầng Cảng Biển. Sau khi đóng phí này, doanh nghiệp sẽ nhận được 1 tờ khai phí có dấu “đã thu tiền”, và 2 liên biên lai (hồng + xanh). Tờ khai có dấu “đã thu tiền” và biên lai liên xanh sẽ được nộp cho Hải quan giám sát.

Hình ảnh phiếu giao nhận container

Hình ảnh phiếu giao nhận container

B5. Đổi lệnh tại hãng tàu/công ty forwarder

Thực hiện xong 4 bước trên đây là hoàn thiện xong thủ tục hải quan. Tuy nhiên, chủ hàng cần tiến hành đổi lệnh của hãng tàu trước khi kéo hàng ra khỏi bãi container. Đây là bước tách biệt với các bước làm thủ tục hải quan. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

– Lệnh giao hàng (Delivery Order, gọi tắt là DO). Lệnh giao hàng-DO, thường được phát sau khi thanh toán đầy đủ local charges cho hãng tàu. Trong một số trường hợp cần phải có lệnh nối của forwarder (Giấy ủy quyển) trước khi lấy được lệnh của hãng tàu
– Phiếu cược vỏ Hãng tàu
– Tờ khai hải quan đã được ký giám sát

Đến đây, bạn thanh toàn tiền phí nâng hạ và các phụ phí khác (nếu có) với cảng. Sau đó nhận phiếu giao nhận container (Phiếu EIR ). Lái xe container cầm phiếu EIR ra bãi là có thể kéo hàng trả về nhà máy/kho hàng. Cuối cùng là dựa vào thông tin địa điểm trả container để kéo vỏ rỗng để hạ.

Trên đây là quy trình đẩy đủ 5 bước thủ tục lấy hàng nhập khẩu về cảng Hải Phòng. Để biết thêm chi tiết và nhận được tư vấn kỹ lưỡng hơn, quý khách hàng có thể liên hệ với chuyên viên của TTL logistics.

TTL logistics – Đơn vị giao nhận hàng hóa, khai thuê Hải quan

Sử dụng dịch vụ của TTL, quý khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích như:

Tiết kiệm chi phí

– Tiết kiệm chi phí vận hành phòng xuất nhập khẩu riêng biệt

– Không phát sinh các chi phí ngoài dự kiến doanh nghiệp

– Hưởng chính sách trả chậm, công nợ 30-60 ngày

Dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả

– Đội ngũ nhân viên đều được đào tạo bài bản về nghiệp vụ giao nhận. TTL logistics luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng

– Liên tục cập nhật yêu cầu mới của hải quan, áp dụng thông tư, nghị định mới

– Kiến thức rộng, Tốc độ xử lý chứng từ nhanh, Có hướng giải quyết tốt cho mọi bộ chứng từ

– Tính chuyên môn hóa cao

– Khả năng đáp ứng cao khi có sự thay đổi khi có sự tăng đột biến về lượng hàng nhập khẩu

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN