Trang chủ Nghiệp vụNghiệp vụ vận tải biển Khai ENS cho hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu (EU)

Khai ENS cho hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu (EU)

Bởi Joel Luong

Khai ENS cho hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu (EU)

Nếu là chủ hàng hoặc doanh nghiệp từng xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu, chắc hẳn bạn đã gặp nhiều báo giá vận tải biển, trong đó có phí khai ENS. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được vì sao cần có phí này? Khi nào cần trả và cụ thể công việc khai ENS như nào? Hiểu được những thắc mắc của khách hàng, TTL logistics xin chia sẻ những thông tin chi tiết về loại phí này.

Tuyến vận tải đường biển đi các nước châu Âu hiện đang là thế mạnh hàng đầu của TTL logistics. Bất cứ khi nào có nhu cầu tìm hiểu thông tin, hoặc kiểm tra chi phí xuất hàng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và báo giá.

Gửi hàng đường biển đi Châu Âu cần phải khai ENS

Gửi hàng đường biển đi Châu Âu cần phải khai ENS

ENS là gì và những điều cần biết

1. Khái niệm ENS là gì?

ENS là viết tắt của cụm từ Entry Summary Declaration. Theo đó, kể từ 31/12/2010, Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu tất cả nhà vận chuyển (hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu) phải khai ENS cho tất cả hàng hóa trước khi nhập khẩu vào lãnh thổ châu Âu.

Quy trình khai ENS được thực hiện như sau:

– Chủ hàng cung cấp các thông tin liên quan đến hàng hóa cho hãng tàu. Các thông tin này thường được hãng tàu thu thập qua vận đơn (Bill of Lading) hoặc bản SI (Shipping Instruction)

– Hãng tàu (hoặc đại lý của họ) khai các thông tin lên hệ thống của hải quan châu Âu. Việc khai báo này phải thực hiện tối thiểu 24h trước khi tàu khởi hành tới bất kỳ cảng biển nào của châu Âu. Ví dụ, lô hàng đi từ Hải Phòng, Việt Nam sang Napoli, Italia, chuyển tải qua Singapore. Thì 24h trước khi tàu khởi hành từ Singapore, hãng tàu phải khai ENS cho lô hàng

– Hải quan tiếp nhận và duyệt trên hệ thống. Trong trường hợp hải quan không phê duyệt, lô hàng không được phép load lên tàu.

2. Khi nào cần khai ENS?

Tất cả lô hàng nhập khẩu vào châu Âu bằng đường biển đều phải khai ENS theo quy định của Liên minh châu Âu (EU). Giống như việc khai AMS vào Mỹ, việc này giúp cho hải quản đánh giá được thích hợp về an ninh của hàng hóa.

Như đã đề cập ở trên, ENS phải được khai 24 giờ trước khi container được xếp lên tàu để di chuyển vào châu Âu.

Trong một số trường hợp, một lô hàng có thể cần khai ENS 2 lần. Lần đầu tiên do hải quan chưa duyệt trên hệ thống, hãng tàu sẽ không được xếp hàng trên tàu và phải khai lại. Lô hàng sẽ phải đẩy lô hàng vào chuyến tàu tiếp theo.

3. Đơn vị nào thực hiện khai ENS?

Có 2 trường hợp khi khai ENS như sau:

– Thông thường và phổ biến nhất là hãng tàu sẽ khai ENS cho toàn bộ hàng hóa được xếp trên con tàu của họ

– Trường hợp thứ 2, ENS có thể được khai bởi đơn vị giao nhận (Forwawrder). Tuy nhiên, điều này phải được hãng tàu ủy quyền thì forwarder mới có quyền sửa hay thay đổi thông tin khai ENS.

Khai ENS cần những thông tin gì?

Hải quan châu Âu sẽ yêu cầu các thông tin sau khi một bản khai ENS được thực hiện:

– Shipper / Thông tin người gửi hàng
– Consignee / Thông tin người nhận hàng
– Notify Party / Bên thứ 3 nhận thống báo hàng đến: trong trường hợp lô hàng có L/C
– HS code hàng hóa: tối thiểu 4 chữ số hoặc mô tả chi tiết hàng hóa
– Phương thức đóng gói
– Tổng số kiện hàng hóa
– Số container
– Số chì
– Gross Weight / Khối lượng hàng hóa (thể hiện bằng kg)
– UN code / Số UN: áp dụng trong trường hợp hàng hóa vận chuyển là hàng nguy hiểm
– Phương thức thanh toán cước

Chi phí khai ENS trong vận tải đường biển

Khai ENS là bắt buộc với tất cả lô hàng đường biển di chuyển vào lãnh thổ châu Âu, và được thực hiện bởi các hãng tàu. Điều này sẽ tốn khá nhiều chi phí cho hãng tàu bởi họ phải đầu tư nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng đồng bộ để có thể khai ENS. Do đó, hãng tàu thường sẽ thu phí này từ chủ hàng. Đơn giá thông thường giao động từ 35 USD-45 USD cho mỗi lô hàng.

Phí khai ENS thường được tách ra khỏi cước biển, và thu trong local charges. Có 2 trường hợp:

– Hãng tàu thu ENS từ người gửi hàng (shipper). Trường hợp này khá phổ biến đối với các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam

– Phí ENS được thu cùng phí phát lệnh (D/O) tại cảng đích, do người nhận hàng trả. Trường hợp này ít phổ biến hơn.

Chủ hàng cần để ý hơn về chi phí này trong báo giá của hãng tàu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đi nước khác không thuộc châu Âu mà vẫn có phí ENS thì cần phải kiểm tra lại, tránh trường hợp thanh toán thừa cho hãng tàu.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN