Trang chủ Tin tức Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: thủ tục và chi phí
MLC là công ty logistics toàn cầu

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: thủ tục và chi phí

Bởi Joel Luong

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc: thủ tục và chi phí

Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất vào thị trường Việt Nam. Hai nước có lịch sự giao dịch thương mại với nhau từ lâu đời. Ngày nay, Trung Quốc không chỉ bán các sản phẩm tiêu dùng, mà còn nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cho Việt Nam. Do đó, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam ngày càng cao. Vậy thủ tục và chi phí để nhập hàng Trung Quốc như nào? TTL logistics sẽ chia sẻ chi tiết tới quý khách hàng kinh nghiệm qua bài viết dưới đây.

Là công ty giao nhận hàng đầu, TTL logistics hiểu rõ quy tình và thủ tục để nhập khẩu hàng hóa. Cùng với đó là các chi phí liên quan đến vận tải hàng hóa từ các cảng của Trung Quốc về tới Việt Nam.

Đường biển đóng vai trò quan trọng trong thương mại Việt-Trung

Đường biển đóng vai trò quan trọng trong thương mại Việt-Trung

Những lưu ý về thủ tục và quy định nhập khẩu từ Trung Quốc

Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc rất đa dạng: từ các sản phẩm tiêu dùng cho đến nguyên vật liệu sản xuất. Để việc nhập khẩu hàng hóa được thuận lợi, doanh nghiệp cần tìm hiểu trước chính sách mặt hàng, hồ sơ khai quan cần chuẩn bị cũng như tính toán thuế cần phải nộp vào ngân sách nhà nước. Dưới đây là một số lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc:

1. Tìm hiểu chính sách mặt hàng

Hiểu biết được chính sách mặt hàng là điều quan trọng nhất khi một doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu hàng hóa. Hầu hết các sản phẩm tiêu dùng, hay nguyên liệu khi nhâp khẩu sẽ không có chính sách gì đặc biệt. Ngoài ra, có một số mặt hàng sẽ phải thực hiện một số kiểm tra chuyên ngành như sau:

– Kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn: một số hàng hóa phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và kỹ thuật của Việt Nam
– Kiểm dịch hàng hóa: nhà nhập khẩu phải đảm bảo rằng tuân thủ các quy định kiểm dịch của Việt Nam. Bao gồm cả kiểm dịch thực vật và động vật.

2. Hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị

Khi hàng hóa về tới cửa khẩu Việt Nam, đơn vị nhập khẩu cần chuẩn bị hồ sơ và khai báo hải quan. Một bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu bao gồm những chứng từ sau:

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói (Packing list)
– Tờ khai hải quan, có kết quả phân luồng
– Vận đơn vận chuyển hàng hóa (Bill of lading)
– Các chứng từ, giấy tờ liên quan hàng hóa khác (nếu có): Giấy chứng nhận xuất xứ (CO), giấy chứng nhận chất lượng (CQ), kết quả kiểm tra chất lượng, phân tích phân loại, Công bố sản phẩm,…

3. Các loại thuế, phí cần phải nộp

Có rất nhiều loại thuế mà bạn có thể từng nghe đến như thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môi trường hay thuế chống bán phá giá,… Tuy nhiên, thông thường có 2 loại thuế mà doanh nghiệp thường quan tâm nhất và thuế VAT và thuế nhập khẩu:

– Thuế VAT: thông thường là 10% đối với các sản phẩm mua bán thương mại. Một số mặt hàng sẽ được hưởng thuế VAT 5%

– Thuế nhập khẩu: hàng hóa Trung Quốc sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan (thường là 0%) nếu doanh nghiệp cung cấp được Giấy chứng nhận xuất xứ CO form E. Doanh nghiệp chủ hàng khi nhập khẩu cần lưu ý đến điều này để tận dụng tối đa ưu đãi thuế, giảm giá thành sản phẩm. Cụ thể thuế suất có thể tra cứu trực tuyến tại https://www.customs.gov.vn/

Khai thác hàng hóa tại kho hàng không

Khai thác hàng hóa tại kho hàng không

Vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam

Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được chủ yếu vận chuyển qua 3 tuyến đường chính: đường hàng không, đường biển và đường bộ.

Phương thức 1. Vận chuyển hàng không

Hiện tại, Trung Quốc có 14 sân bay quốc tế và hầu hết đều có kết nối chuyến về Nội Bài và Tân Sơn Nhất của Việt Nam. Khi đặt vận chuyển hàng không, doanh nghiệp cần quan tâm tới cách tính cước, và thời gian vận chuyển mất bao lâu.

1.1. Cước vận chuyển hàng không từ Trung Quốc về Việt Nam

Thông thường, đơn giá vận chuyển bằng đường hàng không thường được tính dựa trên khoảng khối lượng hàng hóa. Khoảng khối lượng này thường được viết tắt như sau: -45, +45, +100, +250, + 300, +500kg …

Lấy đơn giá nhân với khối lượng (khối lượng thực tế hoặc khối lượng thể tích), ta sẽ tính được chi phí vận chuyển hàng không cuối cùng:

– Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight)

– Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (chargable / Volumetric / Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định

1.2. Thời gian vận chuyển hàng không từ Trung Quốc về Việt Nam mất bao lâu?

Trung Quốc và Việt Nam có khoảng cách địa lý khá gần, nên thời gian bay từ Trung Quốc về Việt Nam thông thường chỉ mất 1 đến 2 ngày. Hiện nay có các chuyến bay thẳng (Direct) từ Shanghai (PVG), Beijing (PEK) và Guangzhou (CAN) về Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Rất thuận lợi cho các đơn hàng gấp, cần lấy ngay phục vụ dự án, công trình.

Phương thức 2. Vận chuyển đường biển

2.1. Danh sách cảng biển tại Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có đường bờ biển dài, nhiều thuận lợi cho việc phát triển hàng hải. Dưới đây là các cảng biển tấp nập nhất Trung Quốc đại lục:

1. Cảng SHENZHEN (Thâm Quyến)
2. Cảng HUANGPU (Hoàng Phố)
3. Cảng FOSHAN/ SHUNDE (Phật Sơn)
4. Cảng ZHONGSHAN/ JIANGMEN (Trung Sơn)
5. Cảng ZHUHAI (Chu Hải)
6. Cảng XIAMEN (Hạ Môn)
7. Cảng FUZHOU (Phúc Châu)
8. Cảng NINGBO (Ninh Ba)
9. Cảng QINGDAO (Thanh Đảo)
10. Cảng TIANJIN (Thiên Tân)
11. Cảng Shanghai (Thượng Hải)
12. Cảng DALIAN (Đại Liên)

2.2. Có các loại container nào trong vận tải quốc tế

– Container bách hóa: Gồm container 20 ft và 40 ft, dùng để vận chuyển hàng hóa thông thường
– Container hàng rời: áp dụng cho các hàng hóa rời khô. Thông thường các mặt hàng này được vận chuyển bàng tàu rời (tàu chuyến). Nhưng với số lượng nhỏ có thể xử dụng loại container này
– Container bảo ôn (Container lạnh): bao gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng cho các hàng hóa yêu cầu cấp đông hoặc cấp lạnh. Cấu trúc container lạnh giống như container bách hóa, nhưng được cấp thêm máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ
– Container hở mái (container Open Top): Được thiết kế thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài
– Container mặt bằng (Flat rack): Container flat rack được thiết kế chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép,…
– Container bồn (Container ISO tank): Được dùng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng, …

Phương thức 3. Vận tải hàng hóa đường bộ

Đây là phương thức có  lẽ là lâu đời nhất trong lịch sử giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Với việc có 1449,566km đường biên giới, có rất nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ logistics xuyên biên giới. Đây cũng được coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc tiếp cận không chỉ Việt Nam mà còn cả Đông Nam Á.

Hiện nay, TTL logistics cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa liên vận qua cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn và Móng Cái, Quảng Ninh. Thời gian vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

TTL logistics cung cấp giải pháp hậu cần toàn diện

Ngày nay, nhu cầu tìm đến các công ty dịch vụ giao nhận hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng nhiều. Trong đó, TTL logistics được biết đến là nhà cung cấp dịch vụ hậu cần hàng đầu thị trường. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, TTL luôn sát cánh cùng chủ hàng, hỗ trợ nhập khẩu từ A-Z:

– Tư vấn, hỗ trợ xây dựng, kiểm tra chứng từ nhập khẩu hàng hóa
– Kiểm tra HS code, thuế nhập khẩu hàng hóa
– Vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, đường hàng không và liên vận xuyên biên giới
– Hỗ trợ doanh nghiệp khai hải quan, thông quan hàng hóa.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN