Trang chủ Dịch vụĐường biển Vận tải đường biển nhập từ Shenzhen về Việt Nam: FCL và LCL

Vận tải đường biển nhập từ Shenzhen về Việt Nam: FCL và LCL

Bởi Joel Luong

Vận tải đường biển nhập từ Shenzhen về Việt Nam: FCL và LCL

TTL logistics chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận đường biển từ Shenzhen (Thâm Quyến) về các cảng biển của Việt Nam: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cát Lái (HCM). Chúng tôi cung câp dịch vụ tại cả cảng Shekou và Yantian thuộc khu vực Shenzhen.

Cảng Thâm Quyến (Shenzhen seaport) xử lý hàng hóa; vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế bằng đường bộ và đường biển và thủy nội địa. Từ năm 2015, cảng biển phía Nam Trung Quốc này đã trở thành cảng biển bận rộn thứ 3 trên thế giới về sản lượng hàng hóa container.

Khai thác hàng hóa xuất nhập khẩu tại bãi container

Khai thác hàng hóa xuất nhập khẩu tại bãi container

Khái quát về cảng Shenzhen (Thâm Quyến), Trung Quốc

Cảng Shenzhen là cảng biển của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất bởi các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam. Là cửa ngõ phía Nam của Trung Quốc đại lục, cảng Shenzhen đóng vai trò quan trọng trong thương mại giữa 2 nước Việt Nam-Trung Quốc.

Shenzhen có 2 khu vực cảng chính là Shekou và Yantian. Trong đó Shekou là sản lượng lớn hơn và thường được lựa chọn cho hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hàng hóa chính của cảng Shekou bao gồm thép, hàng tổng hợp, phân bón hóa học, sản phẩm dầu, quặng, dầu, xi măng,…. Hàng năm cảng này tiếp nhận khoảng 16.197.000 tấn hàng rời và 5.000.000 TEU được xử lý.

Thời gian, lịch tàu và chí phí vận tải biển từ Shenzhen về Việt Nam

Là một trong những cảng biển lớn nhất thế giới, lượng tàu cập và đi từ Shenzhen luôn tấp nập. Hàng tuần, lịch tàu từ Thâm Quyến về các cảng Hải Phòng, Cát Lái luôn đều đặn, từ 5-8 chuyến/tuần.

Thời gian chặng biển (transit time) từ Shenzhen về Hải Phòng thường là 3 ngày với chủ yếu là direct service. Khi hàng về cảng, hãng tàu thường cung cấp cho chủ hàng 14-21 ngày lưu cont/bãi. Nếu có yêu cầu thì thêm, chủ hàng phải báo trước cho đơn vị vận chuyển

Thời gian chặng biển (transit time) từ Shenzhen về Cát Lái thường là 5 ngày, chủ yếu là đi thẳng (direct). Tương tự như Hải Phòng, free time tại HCM là 14-21 ngày lưu cont/bãi

Một trong những yếu tố được quan tâm nhất khi book tàu là cước phí vận tải. Với đặc thù riêng, cước tàu biển thường có sự biến động 2 tuần/lần. Do đó, chủ hàng cần lưu ý khi thông báo về lịch đóng hàng chính xác để được từ vấn cụ thể

TTL cung cấp đa dạng hình thức vận chuyển hàng hóa từ Shenzhen về Việt Nam

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải quốc tế, TTL logistics nhận vận chuyển hàng hóa bằng cả hai phương thức đường biển chính: hàng nguyên cont (FCL) và hàng lẻ (LCL). Đây cũng là 2 hình thức vận chuyển chính từ cảng Thâm Quyến về Việt Nam

Hình thức 1. Vận tải hàng nguyên container (FCL)

Hàng FCL (full container loaded) có nghĩa là hàng hóa khi vận chuyển được xếp đầy container. Chủ hàng chịu trách nhiệm đóng gói và dỡ hàng ra khỏi container. Hàng hóa sẽ được đóng vào một hoặc nhiều container tùy thuộc vào số lượng và yêu cầu mỗi lô hàng.

Một số loại container phổ biến trong thương mại quốc tế

– Container bách hóa: Gồm container 20 DC và 40 DC, dùng để vận chuyển hàng hóa thông thường

– Container hàng rời: áp dụng cho các hàng hóa rời khô. Thông thường các mặt hàng này được vận chuyển bàng tàu rời (tàu chuyến). Nhưng với số lượng nhỏ có thể xử dụng loại container này

– Container bảo ôn (Container lạnh): bao gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng cho các hàng hóa yêu cầu cấp đông hoặc cấp lạnh. Cấu trúc container lạnh giống như container bách hóa, nhưng được cấp thêm máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ

– Container hở mái (container Open Top): Được thiết kế thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài

– Container mặt bằng (Flat rack): Container flat rack được thiết kế chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép, …

– Container bồn (Container ISO tank): Được dùng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng, …

Hình thức 2. Vận chuyển hàng lẻ container (LCL)

Hảng lẻ container (LCL-Less Container Loaded) là hình thức vận chuyển trong đó công ty forwarder gom hàng hóa của nhiều chủ hàng khác nhau vao 1 container để tổ chức vận chuyển. Hàng hóa thông thường sẽ được vận chuyển từ kho CFS đến kho CFS (Container Freight Station).

Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL của TTL logistics luôn được đánh giá cao với nhiều lợi thế về chi phí, chất lượng dịch vụ và thời gian vận chuyển. Đặc biệt với tuyến đường biển từ Shenzhen đến Việt Nam, TTL là công ty gom hàng số một. Do đó cước vận chuyển LCL qua TTL luôn thấp nhất

Mẫu CO form E hàng nhập từ Trung Quốc

Mẫu CO form E hàng nhập từ Trung Quốc

Hàng hóa xuất xứ Trung Quốc dùng C/O form nào?

1. C/O form E

C/O form E là mẫu C/O được cấp theo hiệp định thương mại tự do giữa Asean và Trung Quốc. Hàng hóa nếu xin được C/O form E, khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được hưởng nhiều mức ưu đãi về thuế quan. Khi khai hải quan, doanh nghiệp chỉ cần scan form E, đính kèo lên Ecus thay vì phải nộp bản giấy như trước đây.

Tuy nhiên, đối với người mới làm xuất nhập khẩu, khi nhận được C/O form E cần check các thông tin sau để tránh bị phạt khi C/O không hợp lệ:

– Tên, địa chỉ của người xuất khẩu và người nhập khẩu

– Tên, mô tả hàng hàng hóa: thông tin chi tiết về loại hàng hóa, số lượng, đơn vị đo lường và bất kỳ thông số kỹ thuật nào cần thiết

– Mã HS code của hàng hóa có đúng hay không?

– Chữ ký và mã số C/O. Chủ hàng có thể kiểm tra xem C/O được cấp có đúng hay không bằng cách tra cứu trên hệ thống điện tử: http://origin.customs.gov.cn/

2. C/O form RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP-Regional Comprehensive Economic Partnership) là hiệp định thương mại song phương kiểu mới. Trong đó, Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, cùng với Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Philippines, , Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.

Thực tế RCEP không tạp nhiều áp lực về việc mở cửa thị trường với Việt Nam khi mà nước ta hầu hết đã có hiệp định thương mại với các nước thành viên từ trước đó. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ngoài C/O form E giống như trước đây, doanh nghiệp có thể yêu cầu đối tác xin thêm C/O form RCEP.

TTL logistics-Lựa chọn hàng đầu cho dịch vụ vận tải biển chuyên tuyến

Việc giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng cao. Nhu cầu vận chuyển đường biển để tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn ngày càng được lựa chọn nhiều. Khác với vận chuyển đường bộ truyền thống, hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển luôn được lựa chọn vì những ưu việt cho tuyến Shenzhen về Việt Nam

Hãy liên hệ với bộ phận tiếp nhận hàng của TTL logistics. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ 24/24.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN