Trang chủ Dịch vụĐường biển Vận chuyển hàng nhập khẩu Trung Quốc bằng đường biển uy tín

Vận chuyển hàng nhập khẩu Trung Quốc bằng đường biển uy tín

Bởi Joel Luong

Vận chuyển hàng nhập khẩu Trung Quốc bằng đường biển uy tín

Vận chuyển đường biển là phương thức vận tải lâu đời, gắn liền với sự phát triển của loài người. Phù hợp với hàng hóa có khối lượng lớn, dễ đóng gói và không quá gấp, vận tải biển chiếm đến hơn 90% lượng hàng vận chuyển trên thế giới, tính theo khối lượng hàng hóa. Đối với tuyến từ Trung Quốc về Việt Nam, ngoài việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới phía Bắc, thì vận chuyển container đường biển ngày càng tăng lên về sản lượng. Đây cũng chính là dịch vụ thế mạnh hàng đầu đâng được TTL Global logistics đẩy mạnh với nhiều ưu đãi.

TTL Global logistics khai thác đầy đủ các tuyến từ Trung Quốc về Việt Nam

công ty logistics hàng đầu, TTL Global logistics cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa Trung Quốc bằng đường biển. Cam kết uy tín, giá rẻ, hiêu quả nhất thị trường. Hiện tại, chúng tôi có hệ thống tại đại lý và chi nhánh rộng khắp, khai thác tại tất cả các cảng của Trung Quốc và Việt Nam:

– Các cảng biển của Trung Quốc: Quảng Châu (Guangzhou), Thâm Quyến (Shenzhen), Thanh Đảo (Qingdao), Ninh Ba (Ningbo), Thượng Hải (Shanghai), Phật Sơn (Foshan),…

– Các cảng biển của Việt Nam: Hải Phòng (HPH), Đà Nẵng (DAD) và Cát Lái (HCM)

Hình ảnh bãi container hàng hóa tại cảng Hải Phòng

Hình ảnh bãi container hàng hóa tại cảng Hải Phòng

Tìm hiểu về dịch vụ vận tải đường biển của TTL Global logistics

1. Thời gian vận chuyển đường biển từ Trung Quốc về Việt Nam

Trung Quốc tập trung nhiều cảng lớn hàng đầu trên thế giới. Do đó, lịch tàu từ Trung Quốc về Việt Nam rất phong phú và nhiều. Tần suất thường là 5-7 chuyến/tuần với thời gian khác nhau.

Thông thường, hàng hóa từ Trung Quốc về Hải Phòng được vận chuyển trên biển với thời gian từ 3-5 ngày (direct service) và từ 7-10 ngày đối với dịch vụ chuyển tải (tranship service).

Đối với hàng hóa về Đà Nẵng và Cát Lái, gói dịch vụ cũng được chia thành dịch vụ direct và tranship. Thời gian chặng biển lần lượt là từ 5-7 ngày và từ 10-14 ngày.

2. Chi phí vận chuyển đường biển từ Trung Quốc về Việt Nam

Dưới đây là các loại phí mà chủ hàng cần phải trả khi nhập hàng từ Trung Quốc. Thông thường, TTL Global logistics sẽ đại diện khách hàng trả các phí này:

– Phí cầu cảng (THC): 130 USD/cont 20 và 198 USD/cont 40

– Lệnh giao hàng (DO fee)): 40 USD/bộ

– Phí xử lý hàng hóa (Handling fee): 35 USD/chuyến

– Vệ sinh container (Cleaning fee): 10 USD/cont

– Phí mất cân bằng container (CIC): 120 USD/cont 20 và 240 USD/cont 40

– Phí cơ sở hạ tầng: 250,000 VNĐ/cont 20 và 500,000 VNĐ/cont 40

– Phí nâng hạ (Lift on/off): 45 USD/cont 20 và 55 USD/cont 40

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc dùng CO form gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ (CO-Certificate of origin) là một trong những chứng từ quan trọng nhất trong bồ hồ sơ nhập khẩu. Tuy không phải là chứng từ bắt buộc, nhưng CO giúp cho nhà nhập khẩu có cơ hội được giảm thuế nhập khẩu. Đối với hàng Trung Quốc, CO được dùng là CO mẫu E, hoặc mẫu RCEP.

Tuy nhiên, trong thực tế làm hàng, không phải chủ hàng nào cũng nắm được đầy đủ những quy định về loại chứng từ này. Và làm thế nào để cơ quan Hải quan chấp nhận CO. Đối với với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sử dụng CO form E hay RCEP cũng tương tự. Thậm chí nhiều quy tắc khó khăn hơn bởi thực tế làm hàng đa dạng, phực tạp.

Nội dung thể hiện trên CO form E:

CO form E là mẫu CO được áp dụng theo Hiệp định thương mại giữa Asean và Trung Quốc. Nội dung thể hiện trên tờ CO như sau:

Ô số 1 và số 2: lần lượt thể hiện thông tin người bán (exporter) và người mua (importer). Thông tin này phải trùng khớp với Invoice và vận đơn (bill of lading)

Ô số 3: Phương thức vận tải và phương tiện chuyên chở

Ô số 4, 5, 6: Dành cho cán bộ cấp CO. Doanh nghiệp không quan tâm về nội dung này

Ô số 7: Mô tả hàng hóa. Bao gồm: số lượng, khối lượng, quy cách đóng gói, mã HS code

Ô số 8: Tiêu chí xuất xứ là thuần túy hay không thuần túy

Ô số 9: Thể hiện khối lượng và giá trị FOB của lô hàng

Ô số 10: Số và ngày hóa đơn thương mại (invoice). Cần kiểm tra kĩ vì đây là thông số tham khảo quan trọng

Ô số 11: tên nước xuất khẩu , nhập khẩu , địa điểm và ngày xin CO, cùng với dấu của công ty xin CO

Ô số 12: Chữ kí và dấu được kí bởi cán bộ duyệt CO. Đối với mẫu CO form E, cán bộ hải quan sẽ đối chiếu với mẫu chữ kí được lưu trong hệ thống cơ sở dữ liệu riêng

Ô số 13: Một số lựa chọn khác cần lưu ý:

– Issued Retroactively: Trường hợp CO được cấp sau quá 3 ngày tính từ ngày tàu chạy
– Exhibition: Trường hợp hàng tham gia triển lãm, và được bán sau khi triển lãm.
– Movement Certificate: Trường hợp hàng giáp lưng CO
– Third Party Invoicing: Trường hợp hóa đơn ba bên

TTL Global logistics nhận thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc

Bên cạnh dịch vụ vận tải biển, TTL Global logistics nhận khai thuê hải quan hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước hết, doanh nghiệp cần cung cấp cho cán bộ khai báo hải quan của TTL chữ ký số. Hoặc cắm chữ ký số và cho phép TTL khai truyền hải quan qua phần mềm TeamView hoặc UltraView. Thao tác này sẽ được chuyên viên của TTL tư vấn khi hàng về.

Hồ sơ Hải quan nhập khẩu gồm những gì ?

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói (Packing List)
– Vận tải đơn: vận đơn đường biển (Bill of Lading-BL) hoặc không vận đơn (Airway Bill)
– Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – CO)
– Giấy phép nhập khẩu và các chứng từ liên quan (nếu có)

Sau thời gian khoảng nửa ngày (với luồng xanh hoặc vàng) và 1 ngày làm việc (với luồng đỏ), hàng hóa sẽ được thông quan và giao về cho khách hàng.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN