Trang chủ Nghiệp vụC/O và thuế quan Tính thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc mới nhất

Tính thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc mới nhất

Bởi Joel Luong

Tính thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc mới nhất

Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam. Từ hàng hóa tiêu dùng, cho đến nguyên liệu cho nhà máy sản xuất hàng hóa. Điều này đến từ truyền thống giao thương lâu đời của 2 nước, với lợi thế về khoảng cách địa lý, và hàng hóa của Trung Quốc có chất lượng cũng như giá thành đều rẻ. Chính vì nhu cầu nhập hàng Trung Quốc rất nhiều nên việc tính toán thuế nhập khẩu như nào để có lợi nhất luôn là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp đặt ra.

Để tính được thuế nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc, doanh nghiệp cần nắm được:

– Nhà cung cấp bên Trung Quốc có xin được C/O form E hay RCEP hay không? Nếu có một trong hai C/O này, doanh nghiệp sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi, thấp hơn rất nhiều biểu thuế thông thường

– HS code sản phẩm nhập khẩu là gì?

– Ngoài thuế nhập khẩu, doanh nghiệp có cần phải nộp các loại thuế phí gì không?

Nếu có bất kỳ vướng mắc nào khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, quý khách hàng có thể liên hệ với TTL logistics. Chúng tôi nhận tư vấn thủ tục hải quan, vận tải biển và vận tải hàng không với giá cả cạnh tranh hàng đầu.

Thuế nhập khẩu luôn được doanh nghiệp quan tâm

Thuế nhập khẩu luôn được doanh nghiệp quan tâm

Các loại chứng từ xuất xứ (C/O) đối với hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc

1. C/O form E

C/O form E là mẫu C/O được cấp theo hiệp định thương mại tự do giữa Asean và Trung Quốc. Hàng hóa nếu xin được C/O form E, khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được hưởng nhiều mức ưu đãi về thuế quan. Khi khai hải quan, doanh nghiệp chỉ cần scan form E, đính kèo lên Ecus thay vì phải nộp bản giấy như trước đây.

Tuy nhiên, đối với người mới làm xuất nhập khẩu, khi nhận được C/O form E cần check các thông tin sau để tránh bị phạt khi C/O không hợp lệ:

– Tên, địa chỉ của người xuất khẩu và người nhập khẩu

– Tên, mô tả hàng hàng hóa: thông tin chi tiết về loại hàng hóa, số lượng, đơn vị đo lường và bất kỳ thông số kỹ thuật nào cần thiết

– Mã HS code của hàng hóa có đúng hay không?

– Chữ ký và mã số C/O. Chủ hàng có thể kiểm tra xem C/O được cấp có đúng hay không bằng cách tra cứu trên hệ thống điện tử: http://origin.customs.gov.cn/

2. C/O form RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP-Regional Comprehensive Economic Partnership) là hiệp định thương mại song phương kiểu mới. Trong đó, Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, cùng với Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Philippines, , Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.

Thực tế RCEP không tạp nhiều áp lực về việc mở cửa thị trường với Việt Nam khi mà nước ta hầu hết đã có hiệp định thương mại với các nước thành viên từ trước đó. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, ngoài C/O form E giống như trước đây, doanh nghiệp có thể yêu cầu đối tác xin thêm C/O form RCEP.

Hướng dẫn tính thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam

Bước 1. Xác định mã HS code định danh

HS code là hệ thống hài hòa hóa bao gồm các mã số định danh cho các mặt hàng, nhằm giúp hải quan và doanh nghiệp có cơ sở xác định thuế quan, cũng như thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Hệ thống  HS code có tất cả 99 chương, trong  đó 97 chương đầu tiên là chương quốc tế, chương 98 và 99 là của  từng quốc gia quy định.

Để xác định HS code phù hợp cho hàng hóa của mình,  quý  khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hoặc tự mình xác định dựa trên biểu thuế. Có một số lưu ý khi xác định HS code:

– Chức năng, nguyên liệu, công nghệ sử dụng và phạm vi ứng dụng của hàng hóa

– Thông số kỹ thuật, thành phần, kích thước, trọng lượng và mục đích sử dụng.

Bước 2. Tra cứu thuế suất trong biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam

Có 2 cách để tra cứu thuế suất: sử dụng dữ liệu trực tuyến của Hải quan (tại trang web www.customs.gov.vn hoặc doanh nghiệp có thể tra cứu trên biểu thuế được Bộ tài chính ban hành hàng năm. Dựa vào HS code đã xác định ở bước 1, có thể xác định được mức thuế suất áp dụng cho mặt hàng nhập khẩu.

Đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nếu có C/O form E, biểu thuế nhập khẩu ở cột ACFTA. Còn C/O form RCEP, biểu thuế được thể hiện ở cột RCEP, ô C.

Bước 3. Tính tổng thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước

Công thức tính thuế nhập khẩu  như sau:

Thuế nhập khẩu = Giá trị hàng hóa * Thuế suất

Trong đó, giá trị hàng hóa là giá là trị giá CIF (Cost, Insurance, Freight). Và thuế suất được tra cứu trên biểu thuế như đã nêu ở bước 2.

Bước 4. Xác định các loại thuế, phí cần phải nộp khác

Ngoài thuế nhập khẩu, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến một số loại thuế phí sau khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam:

– Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax – VAT)

– Thuế tiêu thụ đặc biệt (Excise Tax)

– Thuế chống bán phá giá (Anti-Dumping Duty)

– Thuế bảo hộ môi trường (Environmental Protection Tax)

Một số lưu ý về thuế nhập khẩu từ Trung Quốc

Cũng giống như thủ tục hải quan, thuế nhập khẩu cũng được thường xuyên thay đổi và update theo quy định của Nhà nước. Tại mỗi thời điểm khác nhau, chính sách thương mại của quốc gia có thể được thay đổi, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô. Do đó, để có được thông tin chính xác và cập nhật nhất, quý khách hàng hãy liên hệ với chuyên viên của TTL logitsics để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN