Tổng quan về Hiệp định CPTPP: nội dung và danh sách thành viên mới nhất
Tháng 3 năm 2018, hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được kí kết vào ngày 08/03/2018. Đánh dấu một nâng thang mới trong sự phát triển thương mại quốc tế. Hiệp định CPTPP được coi là Hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới. Với nhiều cam kết mở cửa và nới lỏng chính sách xuất nhập khẩu. Tại Việt Nam, hiệp định này có hiệu lực từ đầu năm 2019 (14/01).
Vậy Hiệp định CPTPP có hiệu lực sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam ? Bài viết dưới đây sẽ đề cập những thông tin cơ bản của hiệp định này.
Tìm hiểu về Hiệp định CPTPP
1. Khái niệm CPTPP là gì ?
Hiệp định CPTPP, hay được biết đến là hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Tiền thân là Hiệp định TPP với kế hoạch gồm 12 nước thành viên: Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia (Úc), Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP dẫn đến hiệp định này không được ký kết, và thay bằng CPTPP.
– Số lượng thành viên chính thức: Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia (Úc), Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Vương quốc Anh (UK)
– Các thành viên khác đang xin gia nhập: Trung Quốc, Đài Loan, Ecuador, Costa Rica, Uruguay
2. Nội dung hiệp định CPTPP
Hiệp định CPTPP có 30 chương và 4 phụ lục sơ lược như sau:
Chương 1: Các điều khoản và định nghĩa chung
Chương 2: Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường đối với hàng hóa
Chương 3: Quy tắc xuất xứ và các thủ tục chứng nhận xuất xứ
Chương 4: Dệt may
Chương 5: Hải quan và tạo thuận lợi thương mại
Chương 6: Phòng vệ thương mại
Chương 7: Các biện pháp ATTP và Kiểm dịch động thực vật
Chương 8: Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
Chương 9: Đầu tư
Chương 10: Thương mại dịch vụ xuyên biên giới
Chương 11: Dịch vụ tài chính
Chương 12: Nhập cảnh tạm thời cho khách kinh doanh
Chương 13: Viễn thông
Chương 14: Thương mại điện tử
Chương 15: Mua sắm chính phủ
Chương 16: Chính sách cạnh tranh
Chương 17: Doanh nghiệp nhà nước và DN độc quyền chỉ định
Chương 18: Sở hữu trí tuệ
Chương 19: Lao động
Chương 20: Môi trường
Chương 21: Hợp tác và nâng cao năng lực
Chương 22: Tính cạnh tranh và Thuận lợi hóa kinh doanh
Chương 23: Phát triển
Chương 24: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chương 25: Hài hòa hóa quy định
Chương 26: Minh bạch hóa và chống tham nhũng
Chương 27: Các điều khoản hành chính
Chương 28: Giải quyết tranh chấp
Chương 29: Các ngoại lệ và các điều khoản chung
Chương 30: Các điều khoản cuối cùng
Phụ lục: Tổng cộng có 4 phụ lục
Để nắm chi tiết hơn, vui lòng tham khảo tại đây: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/10835-van-kien-hiep-dinh-cptpp
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ được áp dụng ưu đãi thuế quan như thế nào
Theo đó, hàng hóa có nguồn gốc Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi hoặc xóa bỏ thuế khi nhập khẩu vào các nước: Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Mexico, Singapore. Băt đầu từ ngày 14/01/2019.
Các thành viên CPTPP đã thống nhất sẽ giữ nguyên các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa . Biểu thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ gần như toàn bộ theo từng dòng thuế và theo lộ trình cam kết trước đó của mỗi nước. Các nhóm hàng hóa sẽ được chia thành 3 nhóm chính:
– Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay: Thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
– Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình: Thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% sau một khoảng thời gian nhất định (lộ trình). Trong CPTPP, phần lớn là lộ trình 3-7 năm, tuy nhiên trong một số trường hợp, lộ trình có thể là trên 10 năm. Cá biệt, có một số rất ít dòng thuế có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trên 20 năm.
– Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ): Đối với nhóm hàng hóa này, thuế nhập khẩu chỉ xóa bỏ hoặc cắt giảm với một khối lượng hàng hóa nhất định (gọi là xóa bỏ/giảm thuế trong hạn ngạch). Với khối lượng nhập khẩu vượt quá lượng hạn ngạch trong biểu cam kết, mức thuế nhập khẩu áp dụng sẽ cao hơn, hoặc không được hưởng ưu đãi.
Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định CPTPP
Để được hưởng ưu đãi thuế quan, hàng hóa xuất nhập khẩu phải đáp ứng quy tắc xuất xứ quy định trong CPTPP.:
– Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
– Hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu trong khu vực CPTPP
– Quy tắc cụ thể đối với từng mặt hàng
Một điểm mới trong CPTPP là doanh nghiệp nhập khẩu có thể tự chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Hình thức chứng minh xuất xứ nay là tương đối với tại Việt Nam. Do đó, thời gian áp dụng dự kiến là sau 5 năm kể từ thời gian Hiệp định có hiệu lực. Tham khảo dự thảo thuế nhập khẩu tại đây.