Trang chủ Nghiệp vụC/O và thuế quan Quy định về giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) trong hiệp định CPTPP
Mẫu CO _ CPTPP

Quy định về giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) trong hiệp định CPTPP

Bởi Joel Luong

Quy định về giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) trong hiệp định CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được quốc hội Việt Nam phê duyệt ngày 12.11.2018. Qua đó, Hiệp định thương mại này chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ 30.12.2018. Đây được coi la bước tiến trong tiến trình hội nhập của nước ta. Cùng với đó, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, giao thương xuất nhập khẩu

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc về cách tính hàm lượng giá trị khu vực đáp ứng yêu cầu để hưởng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu

Mẫu CO CPTPP

Mẫu CO CPTPP

Cách tính hàm lượng giá trị khu vực

Hàm lượng giá trị khu vực quy định tại Thông tư này và các Phụ lục liên quan để xác đnh hàng hóa có xuất xđược tính như sau:

a) Công thức tính giá trị tập trung: Dựa trên trị giá nguyên liệu không có xuất xứ xác định:

RVC=

Tr giá hàng hóa – FVNM

x100

Trị giá hàng hóa

b) Công thức tính gián tiếp: Dựa trên trị giá nguyên liệu không có xuất xứ:

RVC=

Tr giá hàng hóa – VNM

x100

Trị giá hàng hóa

c) Công thức tính trực tiếp: Dựa trên trị giá của nguyên liệu có xuất xứ:

RVC=

VOM

x100

Trị giá hàng hóa

d) Công thức tính chi phí tịnh (cháp dụng đối với ô tô):

RVC=

NC – VNM

x100

NC

Trong đó:

RVC là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa, được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.

VNM là trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ, kể cả nguyên liệu không xác định được xuất xứ, được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.

NC là chi phí tịnh của hàng hóa được xác định theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

FVNM là trị giá của nguyên liệu không có xuất xứ, kể cả nguyên liệu không xác định được xuất xứ quy đnh tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa. Nguyên liệu không có xuất xứ không quy định tại Phụ lục I không được tính vào việc xác định FVNM.

VOM là trị giá của nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa tại lãnh thcủa một hay nhiều Nước thành viên.

Kinh nghiệm khi xin C/O form CPTPP

Thông thường, để xin C/O form CPTPP, doanh nghiệp chỉ mất 1 đến 2 ngày làm việc để hoàn thành hồ sơ và nhận được C/O. TTL logistics tổng hợp quy trình 6 bước, cùng bộ hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

1. Quy trình 6 bước để xin C/O form CPTPP

Bước 1: Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương: http://ecosys.gov.vn . Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân, cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận và xin cấp tải khoản trên hệ thống Ecosys.

Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy thích hợp

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể

Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website

Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO

Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho doanh nghiệp xin cấp.

2. Bộ hồ sơ xin C/O gồm những gì?

– Đơn đề nghị cấp C/O: Xuất từ hệ thống Ecosy
– Tờ khai xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Mã vạch: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Invoice: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Packing List: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Bill Of Lading: Kí và đóng dấu mộc trònÀ
– Bảng kê Nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Quy trình sản xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Tờ khai nhập khẩu và hóa đơn đầu vào: Kí và đóng dấu mộc tròn

Thuế nhập khẩu ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu có CO

Các quốc gia đồng ý giảm thuế nhập khẩu cho hầu hết các mặt hàng. Theo lộ trình tùy thuộc năng lực mỗi quốc gia (thông thường là 3-7 năm, một số trường hợp cá biệt là 10 năm). Đặc biệt, phần lớn các quốc gia thành viên sẽ áp dụng cùng một mức thuế nhập khẩu như Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Về quy định tỷ lệ nội địa hóa (tỷ lệ hàm lượng khu vực) là 40%. Quy tắc cụ thể cho từng mặt hàng được quy định tại Phụ lục I, Thông tư 03/2019/TT-BCT. Tải thông tư tại đây

Cơ quan cấp CO là Phòng quản lý xuất nhập khẩu hoặc Sở Công Thương các khu vực.

Cơ hội vàng cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

CPTPP được đánh giá là mở ra cơ hôi cho một số sản phâm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam:

– Xuất khẩu da giầy: vào các thị trường Canada, Nhật Bản, Mexico, Peru
– Các mặt hàng thủy hải sản: xuất khẩu vào thị trường Canada, Nhật Bản, Mexico
– Gạo xuất khẩu sang các thị trường: Canada, Mexico
– Các loại nông sản khác như cà phê (Cafe), tiêu, hạt điều và đồ gỗ nội thất

TTL logistics nhận tư vấn dịch vụ xin cấp CO

Trong hoạt động mua bán thương mại, Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) ngày càng có vai trò quan trọng, gần như là chứng từ xuất nhập khẩu bắt buộc. Để nhận được tư vấn hướng dẫn về thủ tục xin cấp CO, hoặc thuê ngoài dịch vụ, hay liên hệ với TTL logsitics, quý doanh nghiệp sẽ được báo giá và hỗ trợ tốt nhất.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN