Trang chủ TIN TỨC TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH CPTPP

TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH CPTPP

Bởi admin

TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH CPTPP

Tháng 3 năm 2018, hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được kí kết vào ngày 08/03/2018. Đánh dấu một nâng thang mới trong sự phát triển thương mại quốc tế. Hiệp định CPTPP được coi là Hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới. Với nhiều cam kết mở cửa và nới lỏng chính sách xuất nhập khẩu. Tại Việt Nam, hiệp định này có hiệu lực từ đầu năm 2019 (14/01).

Vậy Hiệp định CPTPP có hiệu lực sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam ? Bài viết dưới đây sẽ đề cập những thông tin cơ bản của hiệp định này

CPTPP là gì ?

Hiệp định CPTPP, hay được biết đến là hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Bao gồm 11 quốc gia thành viên: Australia, Bruney, Canada, Chile, Mexico, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Thông tin cho doanh nghiệp xuất khẩu

Với việc có hiệu lực từ 14/01/2019, Hiệp định CPTPP đã mở ra các cơ hội mới về tiếp cận 11 thị trường các nước thành viên cho doanh nghiệp Việt Nam.

Dưới đây là 6 nước mà hiệp định CPTPP đã có hiệu lực từ cuối năm 2018:

– Australia
– Canada
– Nhật Bản
– New Zealand
– Mexico
– Singapore

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ được áp dụng ưu đãi thuế quan như thế nào

Theo đó, hàng hóa có nguồn gốc Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi hoặc xóa bỏ thuế khi nhập khẩu vào các nước: Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Mexico, Singapore. Băt đầu từ ngày 14/01/2019.

Các thành viên CPTPP đã thống nhất sẽ giữ nguyên các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa . Biểu thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ gần như toàn bộ theo từng dòng thuế và theo lộ trình cam kết trước đó của mỗi nước. Các nhóm hàng hóa sẽ được chia thành 3 nhóm chính:

– Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay: Thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

– Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình: Thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% sau một khoảng thời gian nhất định (lộ trình). Trong CPTPP, phần lớn là lộ trình 3-7 năm, tuy nhiên trong một số trường hợp, lộ trình có thể là trên 10 năm. Cá biệt, có một số rất ít dòng thuế có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu trên 20 năm.

– Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ): Đối với nhóm hàng hóa này, thuế nhập khẩu chỉ xóa bỏ hoặc cắt giảm với một khối lượng hàng hóa nhất định (gọi là xóa bỏ/giảm thuế trong hạn ngạch). Với khối lượng nhập khẩu vượt quá lượng hạn ngạch trong biểu cam kết, mức thuế nhập khẩu áp dụng sẽ cao hơn, hoặc không được hưởng ưu đãi.

Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định CPTPP

Để được hưởng ưu đãi thuế quan, hàng hóa xuất nhập khẩu phải đáp ứng quy tắc xuất xứ quy định trong CPTPP.:

– Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
– Hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu trong khu vực CPTPP
– Quy tắc cụ thể đối với từng mặt hàng

Một điểm mới trong CPTPP là doanh nghiệp nhập khẩu có thể tự chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Hình thức chứng minh xuất xứ nay là tương đối với tại Việt Nam. Do đó, thời gian áp dụng dự kiến là sau 5 năm kể từ thời gian Hiệp định có hiệu lực.

Tham khảo dự thảo thuế nhập khẩu tại đây

Tư vấn hỏi đáp về Hiệp định CPTPP

Quy khách hàng có thể gửi thư tới sales@mlc-ttl.com hoặc gọi điện đến hot line 0935 952 699 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

error: Content is protected !!