Trang chủ Nghiệp vụNghiệp vụ hải quan Quy định xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản

Quy định xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản

Bởi Joel Luong

Quy định xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản

Trong nhiều năm trở lại đây, Nhật Bản là đối tác thương mại, kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Sau hơn 40 năm thiết lập quan hệ thương mại, kim ngạch thương mại 2 chiều trung bình đạt gần 60 tỷ USD. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi Nhật Bản đạt hơn 15 tỷ USD, đưa Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ (Hoa Kỳ). Sản lượng xuất khẩu đi Nhật Bản dự kiến sẽ còn tăng mạnh với nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương được kí kết.

Tuy nhiên, Nhật Bản cũng có nhiều quy định khắt khe đối với hang hóa nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu được yêu cầu đối với một số hàng hóa nhất định, cùng với đó là những tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn nhãn mác cần được tuân thủ sát sao. Là công ty logistics chuyên tuyến Nhật Bản, TTL logistics giới thiệu tới quý khách hàng những quy định cho hàng hóa xuất khẩu vào thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng khó tính này.

Nhật Bản là đối tác thương mại lâu năm của Việt Nam

Nhật Bản là đối tác thương mại lâu năm của Việt Nam

Các quy định cho hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản

Nhóm quy định dành cho hàng hóa thực phẩm

– Kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm: mọi hàng hóa thực phẩm đều phải được kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ sau khi kiểm tra và kiểm dịch hoàn tất và không phát hiện vấn đề gì về an toàn thực phẩm, hàng hóa mới được thông quan. Trong trường hợp phát hiện sản phẩm không phù hợp để nhập khẩu, các biện pháp như huỷ hàng hoặc trả lại hàng cho công ty vận chuyển sẽ được thực hiện.

– Quy định về chất phụ gia thực phẩm: Các chất phụ gia, kể cả chất nhân tạo và chất tự nhiên, không được chấp nhận đều bị cấm sử dụng ở Nhật Bản. Mọi hàng hóa có dư lượng chất phụ gia vượt qua tiêu chuẩn đều bị từ chối, không được phép nhập khẩu vào Nhật Bản

– Quy định về dư lượng hóa chất nông nghiệp: hàng hóa nông sản, thực phẩm sẽ được kiểm tra về dư lượng hóa chất và thuốc thú y. Hàng hóa nếu có dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép sẽ được coi là vi phạm Luật Vệ Sinh thực phẩm và bị từ chối tại cảng của Nhật Bản

– Quy định về bao bì hàng thực phẩm: Đối với dụng cụ chứa đựng bằng kim loại và các loại hộp đựng bao gói làm bằng thủy tinh, gốm, men hoặc cao su, Nhật Bản có quy định rất cụ thể về tiêu chuẩn kĩ thuật cho từng loại nguyên liệu

– Quy định về nhãn mác hàng hóa: Nhãn hàng hoá thực phẩm phải được in bằng tiếng Nhật và tuân thủ theo các luật và quy định của cơ quan quản lý Nhật Bản. Có một số thông tin bắt buộc phải có trên nhãn mác hàng hóa: (1) tên sản phẩm, (2) thành phần, (3) hàm lượng, (4) ngày hết hạn sử dụng, (5) cách thức bảo quản, (6) nước xuất xứ và (7) tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.

Nhóm rào cản liên quan đến hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

– Quyền sở hữu trí tuệ: hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản phải tuân thủ quy định về quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo công bằng trong kinh doanh

– Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng: tiêu chuẩn công nghiệp/nông nghiệp

– Tiêu chuẩn môi trường Ecomark: hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản được khuyến khích đóng dầu “Ecomark”, đảm bảo sản phẩm không làm hại hệ sinh thái

Mẫu CO form VJ hàng hóa xuất khẩu đi Nhật

Mẫu CO form VJ hàng hóa xuất khẩu đi Nhật

Giấy chứng nhận xuất xứ (CO-Certificate) cho hàng hóa xuất khẩu đi Nhật Bản

Hàng hóa xuất nhập khẩu đi Nhật Bản được dùng chủ yếu CO form VJ và AJ. Dưới đây là những nội dung cần lưu ý trên CO:

Ô số 1 và số 2: lần lượt thể hiện thông tin người bán (exporter) và người mua (importer). Thông tin này phải trùng khớp với Invoice và vận đơn (bill of lading)

Ô số 3: Phương thức vận tải và phương tiện chuyên chở: bằng đường biển, đường hàng không hay đường bộ.

Ô số 4: Số thứ tự, kí hiệu trển hiện hàng (Marks and number on packages). Đây cũng là ô thể hiện Mô tả hàng hóa. Bao gồm: số lượng, khối lượng, quy cách đóng gói, mã HS code

Ô số 5: Tiêu chí xuất xứ là thuần túy hay không thuần túy hay tỷ lệ nội địa hóa

Ô số 6: Thể hiện số lượng và khối lượng hàng hóa

Ô số 7: Số và ngày hóa đơn thương mại (invoice). Cần kiểm tra kĩ vì đây là thông số tham khảo quan trọng

Ố số 8: những ghi chú đặc biệt (nếu có)

Ô số 9: tên nước xuất khẩu , nhập khẩu , địa điểm và ngày xin CO, cùng với dấu của công ty xin CO

Ô số 10: Chữ kí và dấu được kí bởi cán bộ duyệt CO.

TTL logistics – Đại lý vận chuyển hàng hóa chuyên tuyến Nhật Bản

Là công ty forwarder chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận hang hóa, TTL logistics nhận vận chuyển tất cả các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam đi Nhật Bản:

– Hàng thủy sản, Hàng rau quả, nông sản (Hạt điều, cà phê, hạt tiêu)

– Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, Thức ăn gia súc và nguyên liệu

– Hóa chất và sản phẩm hóa chất;

– Chất dẻo nguyên liệu; Sản phẩm từ chất dẻo

– Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù;

– Sản phẩm mây, tre, cói và thảm; Gỗ và sản phẩm gỗ; Giấy và các sản phẩm từ giấy

– Hàng dệt, may; Giày dép các loại;

– Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh; Sản phẩm từ sắt thép; Kim loại thường khác và sản phẩm

– Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

– Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

– Phương tiện vận tải và phụ tùng; Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN