Hướng dẫn xin C/O form AI xuất khẩu đi Ấn Độ mới nhất
Ấn Độ là một trong số ít quốc gia thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Thương mại giữa 2 quốc gia cũng ngày càng phát triển khi được thúc đẩy bởi Hiệp định FTA giữa Ấn Độ và các quốc gia Asean, trong đó Việt Nam là thành viên nổi bật. Dựa trên những quy định trong AIFTA (Asean-India Free Trade Agreement), hàng hóa có xuất xứ Việt Nam khi nhập khẩu vào Ấn Độ sẽ được hưởng thuế ưu đãi. Điều kiện là nhà xuất khẩu phải xin được C/O form AI, sau đó gửi sang cho nhà nhập khẩu tại Ấn Độ. Vậy C/O form AI là gì? Quy trình xin C/O form AI gồm những bước nào? TTL logistics sẽ giúp quý khách hàng giải đáp những vấn đề này.
Không chỉ là nhà vận tải số một tuyến Việt Nam-Ấn Độ, TTL logistics còn cung cấp giải pháp hậu cần toàn diện. Trong đó, các nhà máy, và cả công ty thương mại tìm đến chúng tôi để được tư vấn, và thuê dịch vụ xin cấp C/O form AI.
C/O form AI là gì?
C/O form AI (hay là C/O mẫu AI) là giấy chứng nhận xuất xứ được cấp theo Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa các nước Asean và Ấn Độ. Có được C/O form AI, hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang Ấn Độ không chỉ được chỉ dẫn về địa lý, mà còn tận dụng được những ưu đãi về thuế quan, giúp tăng khả năng tiếp cận thị trường đông dân nhất thế giới này.
Có một lưu ý là hiện nay, C/O form AI đã được đổi mới, chuyển sang dùng bản điện tử thay vì bản giấy như trước đây. Giống như các mẫu C/O khác, C/O form AI có vai trò rất nhiều trong việc thúc đẩy thương mại:
– Khuyến khích thương mại quốc tế, mở rộng thị trường cho các sản phẩm Việt Nam sang Ấn Độ và các quốc gia Nam Á khác
– Là cầu nối giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
– Thúc đẩy cạnh tranh trong thương mại quốc tế, cả và giá và chất lượng sản phẩm
– Giúp đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ cho hàng hóa Việt Nam khi nhập khẩu vào Ấn Độ
Quy định về xin C/O form AI
1. Quy trình 6 bước để xin C/O form AI
Bước 1: Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương: http://ecosys.gov.vn . Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân, cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận và xin cấp tải khoản trên hệ thống Ecosys.
Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy thích hợp
Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể
Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website
Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO
Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho doanh nghiệp xin cấp.
2. Hồ sơ xin cấp CO form AI gồm những gì?
Theo quy định, để xin được CO form AI, doanh nghiệp xuất khẩu phải nộp đầy đủ bộ hồ sơ như sau tại Phòng quản lý Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương:
– Đơn đề nghị cấp C/O: Xuất từ hệ thống Ecosy
– Tờ khai xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Mã vạch: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Invoice: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Packing List: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Bill Of Lading: Kí và đóng dấu mộc trònÀ
– Bảng kê Nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Quy trình sản xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Tờ khai nhập khẩu và hóa đơn đầu vào: Kí và đóng dấu mộc tròn
3. Thời gian xin C/O form AI mất bao lâu?
Cơ quan cấp CO form AI là Bộ Công thương. TTL logistics cung cấp dịch vụ xin cấp C/O trọn gói, từ A-Z với thời gian chỉ trong 1 ngày làm việc. Khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi mô tả hàng hóa, quy trình sản xuất, chuyên viên của TTL logistics sẽ tư vấn đẩy đủ nhất.
Kiểm tra thuế nhập khẩu tại Ấn Độ
Nếu bạn muốn kinh doanh sản phẩm của mình tại Ấn Độ, chắc chắn thuế nhập khẩu tại quốc gia này là mối quan tâm hàng đầu. Ngày nay, chủ hàng có thể dễ dàng tra cứu thuế nhập khẩu khẩu tại trang web của chính phủ Ấn Độ: https://www.indiantradeportal.in/. Chỉ càn có được HS code 6 số của sản phẩm, công cụ này sẽ chỉ cho bạn thuế suất cần phải nộp dựa vào từng trường hợp: có C/O hoặc không có C/O.