Vận tải đường biển từ Cochin (Kochi) về Việt Nam
Cochin (hay còn gọi là Kochi) là một trong những cảng biển lớn của Ấn Độ. Hiện tại, TTL Global Logistics đang đẩy mạnh khai thác tuyến đường biển từ cảng này về Cát Lái và Hải Phòng, Việt Nam. Với giá cước rẻ, linh hoạt, dịch vụ của chúng tôi được nhiều khách hàng tin tưởng, giao phó xử lý các lô hàng nhập nguyên vật liệu và sản phẩm từ Cochin, Ấn Độ về Việt Nam.
Thông tin về cảng Cochin (Kochi) của Ấn Độ
Cảng Cochin, Ấn Độ (mã quốc tế là INCOK) là một cảng nước sâu nằm ở phía nam Mumbai, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế. Cochin có các cầu cảng chuyên dụng cho hàng bách hóa, than đá, tàu chở dầu, và hàng container. Hoạt động bốc dỡ tàu dầu STS (ship-to-ship) tại đây được thực hiện ở khu vực neo đậu chỉ định, hiện đại. Ngoài ra, cảng còn có một trạm bơm ngoài khơi (SBM) mới được đưa vào hoạt động, có khả năng xử lý các tàu VLCC (tàu chở dầu siêu lớn).
Hàng năm, cảng Cochin tiếp nhận khoảng 1,180 tàu, xử lý khoảng 15.2 triệu tấn hàng hóa, bao gồm 312,200 TEU (đơn vị tương đương container 20 feet). Với năng lực hoạt động lớn và cơ sở hạ tầng tiên tiến, cảng Cochin có vai trò quan trọng trong mạng lưới hàng hải của Ấn Độ và quốc tế.
Lịch trình Cochin-Hải Phòng và Cochin-HCM
Khoảng cách địa lý từ Cochin đến Hải Phòng dài khoảng 3.700 hải lý, trong khi tuyến Cochin-Cát Lái dài khoảng 3.200 hải lý. Thời gian vận chuyển trên biển thường kéo dài từ 20-25 ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và lịch trình cụ thể của tàu.
Lịch trình trên biển cho các tuyến này thường Eo biển Malacca, một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Các tàu vận chuyển được lên lịch định kỳ để đảm bảo tính liên tục và đáp ứng nhu cầu giao thương giữa hai khu vực. Có thể nói, Cochin-Hải Phòng và Cochin-Cát Lái chính là những tuyến vận chuyển hàng hải quan trọng, kết nối khu vực Nam Á với Đông Nam Á, cụ thể là Ấn Độ và Việt Nam.
TTL Global Logistics: Đại lý tàu biển chuyên tuyến Cochin
1. Xây dựng quy trình trọn gói, khép kín
2. Các chi phí khi nhập hàng từ Cochin, Ấn Độ về Việt Nam
Chi phí nội địa tại Ấn Độ:
Mô tả chi phí | Đơn vị | Tiền tệ | Đơn giá |
Bill of lading | Lô hàng | USD | 70 |
AMS filing | Lô hàng | USD | 35 |
DG cargo | Lô hàng | USD | 100 |
Terminal handling | Container | USD | 230/340 |
Switch Bill | Lô hàng | USD | 100 |
Export customs | Container | USD | 85 |
Trucking tới Cochin, Ấn Độ | Container | USD | Tùy theo địa điểm |
Cước biển từ Cochin về Hải Phòng/Cát Lái, Việt Nam
Đối với tuyến từ Cochin về Việt Nam, TTL Global logistics cung cấp dịch vụ cả nguyên container (FCL) và lẻ container (LCL). Khác với các chi phí về local charges và xử lý hàng hóa nội địa, cước biển được chúng tôi cập nhật thường xuyên 2 lần/tháng. Ngoài ra, quý khách hàng cần lưu ý khi kiểm tra cước biển:
– Cước biển biến động theo từng thời điểm và có tính mùa vụ trong năm. Thường giá sẽ tăng cao hơn vào thời điểm cuối năm khi sản lượng nhập khẩu tăng vọt
– Cước biển thường có 2 phần chính là Ocean freight và Surcharges. Các Surcharges phổ biến thường là Overweight (OVC) hoặc la Low Sulphur Surcharge (LSS).
Chi phí nội địa tại Việt Nam
Mô tả chi phí | Đơn vị | Tiền tệ | Đơn giá |
D/O Delivery | Lô hàng | USD | 45 |
THC | Container | USD | 130/200 |
Cleaning fee | Container | USD | 10 |
Maintenance fee | Container | USD | 25 |
Khai hải quan NK | Container | VND | 600,000 |
Sơ sở hạ tầng | Container | VND | 500,000 |
Nâng hạ | Container | VND | 2,500,000 |
Vận tải nội địa | Container | VND | Tùy theo địa điểm |
Hướng dẫn kiểm tra thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Ấn Độ
Bước 1. Xác định mã HS code định danh
Để xác định HS code phù hợp cho hàng hóa của mình, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hoặc tự mình xác định dựa trên biểu thuế. Có một số lưu ý khi xác định HS code:
– Chức năng, nguyên liệu, công nghệ sử dụng và phạm vi ứng dụng của hàng hóa
– Thông số kỹ thuật, thành phần, kích thước, trọng lượng và mục đích sử dụng.
Bước 2. Tra cứu thuế suất trong biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam
Có 2 cách để tra cứu thuế suất: sử dụng dữ liệu trực tuyến của Hải quan (tại trang web www.customs.gov.vn hoặc doanh nghiệp có thể tra cứu trên biểu thuế được Bộ tài chính ban hành hàng năm. Dựa vào HS code đã xác định ở bước 1, có thể xác định được mức thuế suất áp dụng cho mặt hàng nhập khẩu.
Đối với hàng nhập khẩu từ Ấn Độ, nếu có C/O form AI, thuế nhập khẩu sẽ ở cột AIFTA. Nếu không có C/O, thuế nhập khẩu ở cột thuế nhập khẩu ưu đãi.
Bước 3. Tính tổng thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước
Công thức tính thuế nhập khẩu như sau:
Thuế nhập khẩu = Giá trị hàng hóa * Thuế suất
Trong đó, giá trị hàng hóa là giá là trị giá CIF (Cost, Insurance, Freight). Và thuế suất được tra cứu trên biểu thuế như đã nêu ở bước 2.