Trang chủ Dịch vụĐường biển Vận chuyển đường biển đi Rotterdam chuyên tuyến

Vận chuyển đường biển đi Rotterdam chuyên tuyến

Bởi Joel Luong

Vận chuyển đường biển đi Rotterdam chuyên tuyến, giá rẻ

Trong nhiều năm nay, cảng Rotterdam (NL RTM) là một trong những cửa ngõ quan trọng vào Hà Lan và cả Châu Âu nói chung. Đây là cảng biển lớn nhất nhất lục địa già và lọt top những cảng biển bận rộn nhất thế giới trong nhiều năm (Sau Shanghai, Ningbo và Singapore). Hiện nay, TTL logistics khai thác vận tải đường biển chuyên tuyến từ các cảng của Việt Nam đi Rotterdam:

– Vận chuyển đường biển chuyên tuyến Hải Phòng – Rotterdam (NL RTM): cont 20, cont 40 và LCL

– Vận chuyển đường biển chuyên tuyến Cát Lái/Cái Mép – Rotterdam (NL RTM): cont 20, cont 40 và LCL

Khai thác container xuất khẩu đi Rotterdam

Khai thác container xuất khẩu đi Rotterdam

Lịch tàu biển từ Việt Nam đi Rotterdam (NL RTM)

Nắm bắt được lịch tàu biển vận chuyển luôn là yếu tố quan trọng đối với chủ hàng và doanh nghiệp khi sắp xếp và lên kế hoạch xuất hàng. Dưới đây là lịch tàu từ các cảng Việt Nam đi Rotterdam mà TTL logistics đang khai thác:

– Lịch tàu đi Rotterdam từ Hải Phòng đi: Mỗi tuần có 5 chuyến rải đều các ngày trong tuần. Thời gian vận chuyển từ 33-35 ngày chặng biển

– Lịch tàu đi Rotterdam từ HCM đi: Lịch tàu biển từ HCM có sự đa dạng và nhiều sự lựa chọn hơn. Thời gian vận chuyển khoảng 30 ngày cho chặng biển

Vận chuyển hàng nguyên container (FCL) đi Rotterdam (NL RTM)

Vận chuyển hàng nguyên container (Full container loading-FCL) là gì

Hàng FCL có nghĩa là hàng hóa khi vận chuyển được xếp đầy container. Chủ hàng chịu trách nhiệm đóng gói và dỡ hàng ra khỏi container. Hàng hóa sẽ được đóng vào một hoặc nhiều container tùy thuộc vào số lượng và yêu cầu mỗi lô hàng.

Có các loại container chuyên chở hàng hóa như sau:

– Container bách hóa: Gồm container 20 DC và 40 DC, dùng để vận chuyển hàng hóa thông thường

– Container hàng rời: áp dụng cho các hàng hóa rời khô. Thông thường các mặt hàng này được vận chuyển bàng tàu rời (tàu chuyến). Nhưng với số lượng nhỏ có thể xử dụng loại container này

– Container bảo ôn (Container lạnh): bao gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng cho các hàng hóa yêu cầu cấp đông hoặc cấp lạnh. Cấu trúc container lạnh giống như container bách hóa, nhưng được cấp thêm máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ

– Container hở mái (container Open Top): Được thiết kế thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài

– Container mặt bằng (Flat rack): Container flat rack được thiết kế chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép, …

– Container bồn (Container ISO tank): Được dùng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng, …

Vận chuyển hàng lẻ container (LCL) đi Rotterdam (NL RTM)

Hảng lẻ container (LCL) là hình thức vận chuyển trong đó công ty forwarder gom hàng hóa của nhiều chủ hàng khác nhau vao 1 container để tổ chức vận chuyển. Hàng hóa thông thường sẽ được vận chuyển từ kho CFS đến kho CFS (Container Freight Station).

Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL của TTL logistics luôn được đánh giá cao với nhiều lợi thế về chi phí, chất lượng dịch vụ và thời gian vận chuyển. Đặc biệt với tuyến đường biển đi Rotterdam (NL RTM), TTL là công ty gom hàng số một. Do đó cước vận chuyển LCL qua TTL luôn thấp nhất.

Vận tải đường biển là thế mạnh hàng đầu của TTL logistics

Vận tải đường biển là thế mạnh hàng đầu của TTL logistics

Xuất khẩu hàng hóa đi Châu Âu (EU) và Rotterdam Hà Lan cần lưu ý những gì ?

Có một số quy định của Liên minh EU đối khi tiến hành việc xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa:

– Thương nhân nhập khẩu bắt buộc phải có số EORI. Ở một số nước châu Âu, công ty nhập khẩu bắt buộc phải đăng kí số EORI tại phòng thương mại quốc gia

– Hàng hóa xuất nhập khẩu có chịu quy định đặc biệt nào từ EU hay không. Đối với thị trường EU, các chứng chỉ về sức khỏe, kỹ thuật được đòi hỏi rất cao. Tiêu biểu là những hàng hóa: hóa chất, mỹ phẩm, Sản phẩm thuốc, hàng nông sản, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, động vật sống, và các sản phẩm động vật

– Thuế nhập khẩu hàng hóa vào EU là bao nhiêu

– Lưu ý về Hiệp định thương mại tự do. Đối với hàng hóa từ Việt Nam xuất sang EU, thì Hiệp định EVFTA đem lại những lợi thế không nhỏ. Doanh nghiệp Việt có thể xin cấp CO form EUR.1 để được hưởng thuế ưu đãi

– Quy định về tem nhãn mác, đóng gói hàng hóa

Một số lưu ý khi xác định xuất xứ hàng hóa đi châu Âu

Như đã đề cập ở trên, hàng hóa xuất khẩu đi Châu Âu sẽ sử dụng CO mẫu EUR.1. Nội dung trên mẫu CO này khá quen thuộc, giống với các FTA khác. Tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý như:

– Thời han hiệu lực của CO form EUR.1 là 12 tháng kể từ ngày phát hành

– Thời điểm cấp C/O mẫu EUR.1: Bộ Công thương sẽ cấp CO sớm nhất có thể kể từ ngày tàu chạy và không quá 3 ngày kể từ ngày này. Có một trường hợp CO được cấp sau những phải đáp ứng được những quy định của Pháp luật. Trường hợp này CO phải thể hiện rõ “ISSUED RETROSPECTIVELY”

– Thời điểm nộp CO form EUR.1: EU cho phép doanh nghiệp nộp CO sau thời điểm nhập khẩu vào EU. Nhiều nhất là 2 năm.

Liên hệ TTL logistics để được hỗ trợ và tư vấn 24/24

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận vận tải, TTL logistics là đối tác đồng hành của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trên đường mở rộng hợp tác với thế giới. Đến với TTL, quý khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chất lượng số một, với giá thành tốt nhất thị trường.

Hãy liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ từ những chuyên viên giàu kinh nghiêm nhất.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN