Tư vấn nhập khẩu chính ngạch bã đậu nành
Bã đậu nành là phần còn lại sau khi chiết xuất sữa đậu nành hoặc dầu đậu nành. Dù là phế phẩm trong sản xuất, bã đậu nành vẫn có giá trị dinh dưỡng cao và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chăn nuôi, nông nghiệp và thực phẩm. Vậy làm thế nào để nhập khẩu mặt hàng này? Thuế nhập khẩu bao nhiêu %? Hay những lưu ý về thủ tục? Qua bài viết này, TTL Global Logistics sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để nhập khẩu chính ngạch bã đậu nành từ nước ngoài vào Việt Nam.

Chính sách mặt hàng đối với bã đậu nành
1. Văn bản pháp lý quy định về mặt hàng bã đậu nành
Theo Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT ban hành ngày 16/11/2018, bã đậu nành nằm trong danh mục phải kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu. Bên cạnh đó, mặt hàng này cần kiểm tra chất lượng nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật được quy định tại QCVN 01-190:2020/BNNPTNT, theo Thông tư 04/2020/TT-BNNPTNT và Thông tư 08/2020/TT-BNNPTNT.
2. HS code định danh
Mã HS (Harmonized System) cho bã đậu nành là 230400. Mã này áp dụng cho khô dầu và bã rắn khác, thu được từ chiết xuất dầu đậu tương, kể cả đã xay hoặc ép thành bánh. Trong trường hợp gặp khó khăn khi xác định HS code, quý khách hàng có thể liên hệ TTL Global Logistics để được tư vấn và hỗ trợ.
3. Các thủ tục chuyên ngành cần làm
Ngoài việc khai báo hải quan thông thường, mặt hàng bã đậu nành cần làm 2 thủ tục chuyên ngành sau để đủ điều kiện nhập khẩu:
– Kiểm dịch thực vật: được thực hiện trên hệ thống Một cửa quốc gia
– Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nếu bã đậu nành nhập khẩu về phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Hướng dẫn kiểm dịch thực vật sản phẩm bã đậu nành
Trình tự thực hiện kiểm dịch thực vật cho bã đậu nành nhập khẩu như sau:
– Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật. Bước này doanh nghiệp có thể nộp bộ hồ sơ giấy hoặc qua trực tuyến. Chi tiết hồ sơ tại đây. Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, doanh nghiệp tiến hành đăng ký tài khoản và thao tác trên phần mềm PQS
– Bước 2: Cơ quan quản lý tiếp nhận hồ sơ và phản hồi về tính hợp lệ của bộ hồ sơ mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
– Bước 3: Kiểm tra vật thể (hàng hóa). Tại bước này, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra hàng hóa, lấy mẫu đi giám định
– Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Thời gian trong vòng 24 tiếng kể từ khi bắt đầu kiểm dịch.
Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi
Bã đậu nành được xếp vào loại thức ăn chăn nuôi truyền thống, sẽ kiểm tra thử nghiệm theo các tiêu chí: Asen tổng số (As); Hàm lượng chì (Pb); Aflatoxin B1 và Salmonella. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi bao gồm:
- Phiếu đăng ký kiểm tra chất lượng Nhà nước
- Hợp đồng (Sales contract)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận tải đơn (Bill of Lading)
Lưu ý Doanh nghiệp có thể thực hiện kiểm dịch và kiểm tra chất lượng cùng một đơn vị để tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại.
Một số lưu ý khi nhập khẩu bã đậu nành
1. Kiểm tra tem, nhãn mác hàng hóa
Nhập khẩu bã đậu nành đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ các quy định về nhãn mác và tối ưu chi phí logistics để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Trước tiên, cần kiểm tra kỹ tem, nhãn mác hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhãn phải có đầy đủ thông tin như tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản. Nếu tem nhãn mác không đầy đủ hoặc thiếu thông tin, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ đối mặt với mức phạt khá nặng.
2. Tối ưu các chi phí logistics liên quan
Để tối ưu hiệu quả, TTL Global Logistics có lời khuyên quý khách hàng tận dụng những ưu đãi thuế quan trong FTA mà Việt Nam tham gia, cùng đó là lựa chọn phức thức vận chuyển phù hợp. Qua đó không chỉ kiểm soát chi phí, mà chủ động được thời gian giao/nhận hàng, giảm tối đa chi phi nhưng vẫn đạt được hiệu quả về lợi nhuận kinh doanh.