Thủ tục nhập khẩu dầu mỡ động thực vật mới nhất
Nhu cầu về các sản phẩm dầu mỡ động thực vật tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Đây là một trong những nhu yếu phẩm thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu khái quát về thị trường dầu mỡ động thực vật nhập khẩu. Cũng như thủ tục nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam.
Khái quát thị trường dầu mỡ động thực vật nhập khẩu
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu dầu mỡ động thực vật chiếm tỉ lệ 0.3% tổng kim ngạch của cả nước. Trong đó, Dầu mỡ động thực vật được nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ thị trường Đông Nam Á chiếm 87,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Đối với thị trường Đông Nam Á, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này nhiều nhất từ Malaysia (252.85 triệu USD); Indonesia ( 204.22 triệu USD); Thái Lan (22.65 triệu USD). Ngoài Đông Nam Á, Việt Nam còn nhập từ thị trường Trung Quốc, Chile, Australia, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore.
Xử lý hàng hóa xuất khẩu
Các bước làm thủ tục nhập khẩu dầu mỡ động thực vật
1. Công bố sản phẩm
Trước khi nhập khẩu chính thức hàng hóa, doanh nghiệp cần chuẩn bị mẫu (Chai nguyên vẹn, còn đầy đủ nhãn mác) để làm công bố sản phẩm ra thị trường Việt Nam
Tài liệu cần cung cấp
– Giấy đăng ký kinh doanh
– Nhãn sản phẩm ( nhãn tiếng anh hoặc tiếng việt)
– Mẫu sản phẩm để test sản phẩm
Thời gian thực hiện thường 1-2 tuần làm việc.
Chi phí thực hiện: quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận tiếp nhận hàng của TTL để được tư vấn về chi phí chính xác
2. Đăng kí kiểm tra chất lượng
Khi hàng về tới cửa khẩu Việt Nam, doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước. Bộ hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói (Packing list)
– Giấy chứng nhận xuất xứ (CO-Certificate of Origin)
– Vận đơn (Bill of Lading)
– Đơn đăng ký lấy mẫu của Viện Y tế
– Đơn xin mang hàng về kho bảo quản
3. Khai báo hải quan nhập khẩu hàng dầu mỡ thực động vật
Việc đầu tiên quan tâm đới với mỗi hàng hóa khi nhập khẩu kinh doanh là mã HS code. Vì mỗi mặt hàng sẽ được áp mã số khác nhau, từ đó tra mức thuế nhập khẩu và thuế VAT. Đối với dầu mỡ động thực vật, mã HS thuộc chương XV trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Trong đó quy định cụ thể về thuế suất và thủ tục nhập khẩu. Quý khách hàng có thể tham khảo tại biểu thuế xuất nhập khẩu.
Về thủ tục hải quan, trình tự và hồ sơ hải quan theo quy định của cơ quan hải quan. Quý khách hàng có thể tham khảo tại đây
Vận chuyển hàng sữa bò nhập khẩu
Đối với mặt hàng dầu mỡ động vật, khách hàng lưu ý cần gửi MSDS để TTL logistics kiểm tra chi phí hàng DG cũng như hướng dẫn đóng gói, bảo quản hàng hóa
1. Vận chuyển đường biển
Vận chuyển đường biển hiện là phương thức vận tải phổ biến nhất trên thế giới, chiếm hơn 70% về trọng lượng hàng hóa. Với nhiều lợi ích phù hợp với giao dịch thương mại quốc tế:
– Vận tại biển có thể chuyên chở được tất cả các loại hàng hóa
– Khối lượng vận chuyển lớn, linh hoạt. Đem lại nhiều giải pháp cho chuỗi cung ứng
– Giá cước thấp nhờ tối ưu hóa được khối lượng và quãng đường vận chuyển
– Tạo điều kiện và môi trường giao lưu kinh tế cho các nước và vùng lãnh thổ.
– An toàn, hạn chế những va chạm trong quá trình vận chuyển trên chặng biển
2. Vận chuyển đường hàng không
Bên cạnh vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không cũng được lựa chọn để vận chuyển dầu mỡ động thực vật.
Thông thường, phương thức vận tải này được dùng cho hàng mẫu, hàng gấp hoặc dự án.
Tuy nhiên, khi vận chuyển hàng hóa bằng hàng không, doanh nghiệp/chủ hàng cần lưu ý về quy cách đóng gói và tem nhãn phù hợp với quy định của FIATA
TTL – Nhà cung cấp giải pháp đông lạnh xuất nhập khẩu toàn cầu
Là công ty đa quốc gia về dịch vụ logistics, kho vận, TTL logistics được biết đến là nhà cung cấp hàng đầu về kho bãi, vận chuyển hàng hóa quốc tế, giao nhận hải quan.
Lợi thế của TTL là hệ thống đại lý trên toàn thế giới. Do đó, dịch vụ của chúng tôi phủ sóng rộng, cam kết chất lượng và an toàn tuyệt đối. Đặc biệt với các mặt hàng cần bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt, với kinh nghiệm của mình, TTL luôn đưa ra những giải pháp giúp khách hàng tối ưu hóa chi phí, thời gian và lợi ích trong quá trình kinh doanh.