Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị cho doanh nghiệp chế xuất
Trong thời gian gần đây, có rất nhiều câu hỏi cũng như thắc mắc của doanh nghiệp chế xuất về việc nhập khẩu máy móc, trang thiết bị về làm tài sản cố định. Điển hình như:
– Hàng hóa máy móc, thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định của Doanh nghiệp chế xuất có chịu thuế nhập khẩu và thuế VAT hay không?
– Loại hình nhập khẩu nào cho máy móc nhập khẩu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp chế xuất?
– Quy định hải quan cho doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu máy móc tạo tài sản cố đinh
Để giải đáp những thắc mắc xoay quanh vướng mắc này, TTL logistics chia sẻ quy trình và thủ tục nhập khẩu máy móc sản xuất cho doanh nghiệp chế xuất. Chúng tôi cung cấp dịch vụ khai báo hải quan và tư vấn hồ sơ trong trường hợp quý khách hàng cần tìm đối tác thuê ngoài làm hải quan.
Tìm hiểu đặc trưng của doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất (EPE-Enterprise Processing Export) ngày nay không còn là khái niệm xa lạ trong nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập trong khu chế xuất và đủ điều kiện cơ bản theo luật định, chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Một trong những lý do doanh nghiệp chế xuất thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vì loại hình doanh nghiệp này có rất nhiều quyền lợi và ưu đãi. Tiêu biểu như:
– Có hưởng hệ thống phi thuế quan
– Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên vật liệu
– Tiền thuê đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng được giảm và nhiều ưu đãi khác
– Doanh nghiệp chế xuất có nhiều lợi thế về vị trí đặt nhà máy khi hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất đều gần đường lớn, cơ sở hạ tầng phát triển và gần các cảng biển, sân bay quốc tế. Điều này giúp tối ưu được chi phí liên quan đến logistics và quản trị chuỗi cung ứng.
Có rất nhiều ưu đãi như trên, nhưng làm thế nào để có thể nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất thì không phải đơn vị nào cũng nắm và thực hiện đúng được. Dưới đây là chi tiết quy trình, hồ sơ làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp chế xuất.
Quy trình mở tờ khai nhập khẩu máy móc, thiết bị cho doanh nghiệp chế xuất?
Quy trình làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp chế xuất khi nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất bao gồm 2 bước cơ bản:
– Bước 1: thực hiện khai báo hải quan trên phần mềm hải quan Ecus. Tại bước này nhận kết quả phân luồng từ hệ thống
– Bước 2: nộp bộ hồ sơ nhập khẩu theo đúng quy định. Bộ hồ sơ bao gồm:
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói (Packing list)
– Tờ khai hải quan, có kết quả phân luồng
– Vận đơn vận chuyển hàng hóa (Bill of lading)
– Các chứng từ, giấy tờ liên quan hàng hóa khác (nếu có): Giấy chứng nhận xuất xứ (CO), giấy chứng nhận chất lượng (CQ), kết quả kiểm tra chất lượng, phân tích phân loại, Công bố sản phâm,…
Quy định về thuế nhập khẩu cho máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất của doanh nghiệp chế xuất
Theo quy định tại khoản 11, Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, thì hàng hóa là máy móc, thiết bị nhập khẩu về tạo tài sản cố định cho doanh nghiệp chế xuất sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT. Cụ thể như sau:
“Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;
c) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Khoản này được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng.”
Những lợi ích khi sử dụng dịch vụ khai báo hải quan của TTL logistics
– Nhiều doanh nghiệp, nhà máy không có cán bộ chuyên trách về khai báo hải quan. Sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp như của TTL logistics sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
– TTL logistics luôn cập nhật kịp thời quy định pháp luật mới nhất về luật hải quan, cũng như các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành luật
– Khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi về công nợ, thời gian thanh toán linh hoạt của TTL logistics
– Ngoài việc cung cấp dịch vụ khai báo hải quan, TTL logistics còn hỗ trợ doanh nghiệp chế xuất trong việc chuẩn bị Báo cáo quyết toán hải quan một cách chính xác nhất.