Trang chủ Nghiệp vụNghiệp vụ hải quan Tư vấn báo cáo quyết toán hải quan hàng sản xuất xuất khẩu, chế xuất

Tư vấn báo cáo quyết toán hải quan hàng sản xuất xuất khẩu, chế xuất

Bởi Joel Luong

Tư vấn báo cáo quyết toán hải quan hàng sản xuất xuất khẩu, chế xuất

Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam ngày càng tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Nhiều mặt hàng được sản xuất ở Việt Nam, sau đó xuất khẩu ra thế giới: điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; sắt thép; gỗ và sản phẩm gỗ; giày dép; hàng dệt, may; máy móc thiết bị;… Hầu hết đều được sản xuất bởi nhà máy chế xuất, hoặc sản xuất xuất khẩu hay gia công hàng hóa. Mặc dù đây là loại hình sản xuất phục vụ xuất khẩu ngày càng phổ biến, nhưng nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn khi phải làm báo cáo thuế, hay quyết toán hải quan định kỳ.

Hiểu được những khó khăn này của doanh nghiệp, TTL logistics luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ các thủ tục hải quan, báo cáo quyết toán. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về báo cáo quyết toán một cách dễ hiểu, ngăn gọn nhất.

Báo cáo quyết toán hải quan

Báo cáo quyết toán hải quan

Khái niệm báo cáo quyết toán là gì? Những doanh nghiệp nào cần thực hiện?

Như đã đề cập ở trên, báo cáo quyết toán là công việc băt buộc đối với doanh nghiệp chế xuất, gia công và sản xuất xuất khẩu. Nộp báo cáo quyêt toán hải quan là công việc mà doanh nghiệp đối chiếu số lượng nguyên vật liệu nhập khẩu và số lượng thành phẩm xuất khẩu thông qua định mức tiêu hao nguyên vật liệu.

Nộp báo cáo quyết toán được quy định kỳ, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Những đối tượng cần thực hiện công việc này là doanh nghiệp chế xuất, gia công và sản xuất xuất khẩu. Những doanh nghiệp này khi nhập khẩu hàng hóa về phục vụ sản xuất thường sẽ không bị tính thuế nhập khẩu. Do đó hải quan cần theo dõi và quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra thành phẩm.

Quy trình các bước lập báo cáo quyết toán hải quan

Để lập được báo cáo quyết toán hải quan, doanh nghiệp cần thực thiện các bước sau đây:

Bước 1: Tổng hợp số liệu từ các bộ phận liên quan

Tại bước này, người lập báo cáo cần tổng hợp các số liệu từ một số bộ phận trong công ty:

– Bộ phận quản lý kho cần cung cấp số liệu về kiểm kê hàng hóa, phiếu xuất nhập kho,…

– Phòng kế toán cần cung cấp số liệu về chi phí, doanh thu: chi phí sản xuất, hóa đơn phí gia công, chi phí mua nguyên vật liệu, hóa đơn bán thành phẩm,…

– Bộ phận xuất nhập khẩu cần có đầy đủ dữ liệu về tờ khai, định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Bước 2: Cập nhật dữ liệu các chỉ tiêu của Báo cáo quyết toán

Trên báo cáo quyết toán có những tiêu chí cho các dữ liệu cần thiết. Trong đó, doanh nghiệp cần tổng hợp số liệu tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ và tồn cuối kỳ. Tất cả số liệu đều phải khớp nhau.

Bước 3: Khai báo đến cơ quan hải quan quản lý và nhận kết quả phê duyệt trả về

Tại bước này, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để nộp cho cơ quan hải quan, bao gồm:

– Hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói
– Bảng định mức và điều chỉnh định mức
– Các tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu
– Phiếu xuất/nhập kho nguyên vật liệu trong kỳ báo cáo
– Các chứng từ liên quan đến phế liệu, phế thải
– Báo cáo tài chính và các số liệu hoạch toán liên quan
– Chứng từ chứng minh xử lý nguyên vật liệu thừa khi kết thúc năm tài chính

Một số lưu ý khi nộp báo cáo quyết toán hải quan

Thứ nhất là giữa sổ sách ghi nhận mã nguyên vật liệu/thành phẩm có sự khác nhau

Thứ hai là định mức thực tế có thể không chính xác do trong quá trình sản xuất tỷ lệ hao hụt thay đổi

Thứ ba là giữ số liệu kế toán, hồ sơ hải quan và báo cáo quyết táo có những chênh lệch không giải thích được trong việc sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất thành phẩm

Thứ tư, hệ thống kế toán của nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được việc kết xuất số liệu nhanh, phục vụ lập báo cáo quyết toán

Vì sao cần thuê dịch vụ tư vấn báo cáo quyết toán của TTL logistics

– Nhiều doanh nghiệp, nhà máy không có cán bộ chuyên trách về khai báo hải quan và theo dõi tình hình nhập khẩu, sản xuất

– Có rất nhiều khó khăn trong việc theo dõi và quản lý nguyên vật liệu. Đặc biệt là giữa nguyên vật liệu nhập khẩu và mua trong nước. Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nộp báo cáo quyết toán, và cần chuyên gia tư vấn và hỗ trợ

– Chuyên viên của TTL logistics sẽ giúp khách hàng không chỉ theo dõi định mức nguyên vật liệu, mà còn giúp giải thích, đối chiếu số liệu với cơ quan hải quan. Điều này giúp đỡ doanh nghiệp giải quyết được rất nhiều bối rối trong quá trình làm việc

– TTL logistics luôn cập nhật kịp thời quy định pháp luật mới nhất về luật hải quan, cũng như các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành luật

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN