Tìm hiểu Incoterms 2020 chi tiết, đầy đủ nhất
Đối với cộng đồng xuất nhập khẩu, Incoterms không còn quá xa lạ và là khái niệm được sử dụng hàng ngày trong công việc. Theo chu kỳ 10 năm, Incoterms có cập nhật, sửa đổi phiên bản mới, phù hợp với thực tiễn kinh doanh và thương mại quốc tế. Để tăng phần tiện lợi cho quý khách hàng, TTL logistics tập hợp các đặc điểm của bản Incoterms mới nhất – Incoterms 2020. Cùng với đó là sự đổi mới so với các phiên bản cũ năm 2000 và 2010.
Khái niệm Incoterms là gì?
Incoterms là viết tắt của cụm từ International Commerce Terms, được ban hành bởi Phòng Thương mại Quốc tế (ICC). Tại Việt Nam, chúng ta thường gọi là Điều kiện cơ sở giao hàng. Incoterms là tập hợp các tập quán phổ biến trong thương mại quốc tế, được quy chuẩn hóa và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận. Chính vì thế, Incoterms có sự ảnh hưởng nhất định tới hoạt động xuất nhập khẩu. Nội dung chính của Incoterms có 2 phần quan trọng chính:
– Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu
– Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua
Theo chu kỳ 10 năm, Incoterms có sự đổi mới, cải tiến. Phiên bản mới nhất là Incoterms 2020 bao gồm 11 điều khoản: EXW, FCA, FOB, FAS, CFR, CIF, CPT, CIP, DAP, DPU, DDP. Trong đó, điều khoản DPU là mới, có sự cải tiến phù hợp với thực tế thương mại toàn cầu.
Giải thích nội dung các điều kiện trong Incoterms 2020
1. Điều kiện EXW
EXW-Ex Work (còn gọi là Giao tại xưởng) là điều kiện trong đó trách nhiệm của người bán là tối thiểu nhất. Dưới đây là một số đặc điểm của điều kiện EXW:
– Cách thể hiện trên hợp đồng: EXW [Điểm giao hàng], Incoterms 2020. Ví dụ: EXW No 8, Pham Hung, Nam Tu Liem, Hanoi city, Vietnam, Incoterms 2020
– Phương thức vận tải: EXW có thể áp dụng đối với tất cả phương thức vận tải
– Địa điểm chuyển giao rủi ro, chi phí: tại kho của người bán
– Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng EXW:
+ Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại cửa kho như trong hợp đồng
– Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng EXW:
+ Chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Thông quan hàng xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có)
+ Thuê phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển)
+ Local charge đầu xuất
+ Local charge đầu nhập
+ Thông quan hàng nhập khẩu
+ Đóng thuế nhập khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu nhập khẩu
+ Chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại kho người mua
2. Điều kiện FCA
FCA là viết tắt của Free to Carrier (Còn gọi là Giao hàng cho người chuyên chở). Điều kiện này khá đặc biệt trong bộ quy tắc Incoterms. Dưới đây là một số đặc điểm của FCA:
– Cách thể hiện trên hợp đồng: FCA [Điểm giao hàng], Incoterms 2020.
– Phương thức vận tải: FCA có thể áp dụng đối với tất cả phương thức vận tải
– Địa điểm chuyển giao rủi ro, chi phí: tùy thuộc vào vị trí thỏa thuận giữa 2 bên. Có thể tại kho của người bán, sân bay, cảng xếp hàng,…
– Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng :
+ Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại cửa kho như trong hợp đồng
+ Chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu (nếu địa điểm giao hàng tại sân bay, cảng xếp hàng)
+ Thông quan hàng xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có)
– Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng:
+ Vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu (nếu địa điểm giao hàng tại kho của người bán)
+ Thuê phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển)
+ Local charge đầu xuất
+ Local charge đầu nhập
+ Thông quan hàng nhập khẩu
+ Đóng thuế nhập khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu nhập khẩu
+ Chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại kho người mua
3. Điều kiện FOB
FOB là viết tắt của Free on Board (Giao hàng trên tàu). Theo điều khoản này, rủi ro chỉ chuyên giao khi hàng hóa được giao lên tàu. Một số đặc điểm của FOB:
– Cách thể hiện trên hợp đồng: FOB [Cảng giao hàng], Incoterms 2020.
– Phương thức vận tải: FOB chỉ áp dụng cho phương thức vận tải đường biển và thủy nội địa
– Địa điểm chuyển giao rủi ro, chi phí: trên tàu tại cảng xếp hàng (POL)
– Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng :
+ Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại cửa kho như trong hợp đồng
+ Chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Thông quan hàng xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có)
+ Local charge đầu xuất
– Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng:
+ Thuê phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển)
+ Local charge đầu nhập
+ Thông quan hàng nhập khẩu
+ Đóng thuế nhập khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu nhập khẩu
+ Chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại kho người mua
4. Điều kiện FAS
FAS là viết tắt của Free Alongside Ship (giao dọc mạn tàu). Đây cũng là một điều kiện khá đặc biệt của Incoterms. Dưới đây là một số đặc điểm của FAS:
– Cách thể hiện trên hợp đồng: FAS [Cảng xếp hàng], Incoterms 2020.
– Phương thức vận tải: FAS chỉ áp dụng cho phương thức vận tải đường biển và thủy nội địa
– Địa điểm chuyển giao rủi ro, chi phí: dọc mạn tàu tại cảng xếp hàng (POL)
– Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng :
+ Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại cửa kho như trong hợp đồng
+ Chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Thông quan hàng xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có)
+ Local charge đầu xuất
– Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng:
+ Thuê phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển)
+ Local charge đầu nhập
+ Thông quan hàng nhập khẩu
+ Đóng thuế nhập khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu nhập khẩu
+ Chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại kho người mua
5. Điều kiện CFR
CFR là viết tắt của Cost and Freight (Tiền hàng cộng cước phí). Một số đặc điểm của điều kiện CFR:
– Cách thể hiện trên hợp đồng: CFR [Cảng dỡ hàng], Incoterms 2020.
– Phương thức vận tải: CFR chỉ áp dụng cho phương thức vận tải đường biển và thủy nội địa
– Địa điểm chuyển giao rủi ro: khi hàng lên tàu tại cảng xếp hàng (POL)
– Địa điểm chuyển giao chi phí: tại cảng dỡ hàng (POD)
– Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng :
+ Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại cửa kho như trong hợp đồng
+ Chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Thông quan hàng xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có)
+ Local charge đầu xuất
+ Thuê phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển)
– Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng:
+ Local charge đầu nhập
+ Thông quan hàng nhập khẩu
+ Đóng thuế nhập khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu nhập khẩu
+ Chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại kho người mua
6. Điều kiện CIF
CIF là viết tắt của Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Một số lưu khi sử dụng CIF:
– Cách thể hiện trên hợp đồng: CIF [Cảng dỡ hàng], Incoterms 2020.
– Phương thức vận tải: CIF chỉ áp dụng cho phương thức vận tải đường biển và thủy nội địa
– Địa điểm chuyển giao rủi ro: khi hàng lên tàu tại cảng xếp hàng.
– Địa điểm chuyển giao chi phí: tại cảng dỡ hàng (POD)
– Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng :
+ Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại cửa kho như trong hợp đồng
+ Chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Thông quan hàng xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có)
+ Local charge đầu xuất
+ Thuê phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển)
+ Mua bảo hiểm hàng hóa
– Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng:
+ Local charge đầu nhập
+ Thông quan hàng nhập khẩu
+ Đóng thuế nhập khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu nhập khẩu
+ Chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại kho người mua
7. Điều kiện CPT
CPT là viết tắt của Carriage Paid To (Cước trả tới điểm đến). Tương tự như các điều kiện loại C khác, CPT cũng có 2 điểm tới hạn. Một số lưu ý khi dùng CPT như sau:
– Cách thể hiện trên hợp đồng: CPT [Nơi đến theo thỏa thuận], Incoterms 2020.
– Phương thức vận tải: CPT áp dụng cho tất cả phương thức vận tải
– Địa điểm chuyển giao rủi ro: tại một điểm giao hàng theo thỏa thuận của 2 bên. Ví dụ tại cửa khẩu biên giới (đối với đường bộ), hoặc sân bay xếp hàng (đối với đường hàng không),…
– Địa điểm chuyển giao chi phí: tại điểm nhận hàng đã thỏa thuận. Ví dụ tại cửa khẩu biên giới (đối với đường bộ), hoặc cảng đích (đối với đường biển),…
– Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng :
+ Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại cửa kho như trong hợp đồng
+ Chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Thông quan hàng xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có)
+ Local charge đầu xuất
+ Thuê phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển)
– Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng:
+ Local charge đầu nhập (tùy thuộc vào điểm nhận hàng)
+ Thông quan hàng nhập khẩu
+ Đóng thuế nhập khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu nhập khẩu
+ Chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại kho người mua
8. Điều kiện CIP
CIP là viết tắt của Carriage and Insurance Paid To (Cước phí và bảo hiểm trả tới). Điều CIP có một số lưu ý như sau:
– Cách thể hiện trên hợp đồng: CIP [Nơi đến theo thỏa thuận], Incoterms 2020.
– Phương thức vận tải: CIP áp dụng cho tất cả phương thức vận tải
– Địa điểm chuyển giao rủi ro: tại một điểm giao hàng theo thỏa thuận của 2 bên. Ví dụ tại cửa khẩu biên giới (đối với đường bộ), hoặc sân bay xếp hàng (đối với đường hàng không),…
– Địa điểm chuyển giao chi phí: tại điểm nhận hàng đã thỏa thuận. Ví dụ tại cửa khẩu biên giới (đối với đường bộ), hoặc cảng đích (đối với đường biển),…
– Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng :
+ Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại cửa kho như trong hợp đồng
+ Chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Thông quan hàng xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có)
+ Local charge đầu xuất
+ Thuê phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển)
+ Mua bảo hiểm
– Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng:
+ Local charge đầu nhập (tùy thuộc vào điểm nhận hàng)
+ Thông quan hàng nhập khẩu
+ Đóng thuế nhập khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu nhập khẩu
+ Chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại kho người mua
9. Điều kiện DAP
DAP là viết tắt của Delivered at Place (Giao hàng tại nơi). DAP là điều kiện loại D đầu tiên. Dưới đây là một số đặc điểm của DAP:
– Cách thể hiện trên hợp đồng: DAP [Nơi đến theo thỏa thuận], Incoterms 2020.
– Phương thức vận tải: DAP áp dụng cho tất cả phương thức vận tải
– Địa điểm chuyển giao rủi ro, chi phí: tại một điểm giao hàng theo thỏa thuận của 2 bên tại nước nhập khẩu.
– Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng :
+ Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại cửa kho như trong hợp đồng
+ Chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Thông quan hàng xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có)
+ Local charge đầu xuất
+ Thuê phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển)
+ Local charge đầu nhập (tùy thuộc vào điểm nhận hàng)
+ Vận tải nội địa tại đầu nhập khẩu
– Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng:
+ Thông quan hàng nhập khẩu
+ Đóng thuế nhập khẩu
+ Chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại kho người mua
10. Điều kiện DPU
DPU là viết tắt của Delivered at Place Unloaded (giao hàng đã giỡ tại nơi nhận hàng). Đây là điều kiện duy nhất trong đó người bán hàng chịu trách nhiệm dỡ hàng tại đích. Đây cũng là điều khoản mới nhất trong Incoterms 2020.
– Cách thể hiện trên hợp đồng: DPU [Nơi đến theo thỏa thuận], Incoterms 2020.
– Phương thức vận tải: DPU áp dụng cho tất cả phương thức vận tải
– Địa điểm chuyển giao rủi ro, chi phí: tại một điểm giao hàng theo thỏa thuận của 2 bên tại nước nhập khẩu. Lưu ý rằng, người bán phải chịu chi phí xếp dỡ hàng hóa cả ở 2 đầu xuất và nhập khẩu.
– Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng :
+ Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại cửa kho như trong hợp đồng
+ Chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Thông quan hàng xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có)
+ Local charge đầu xuất
+ Thuê phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển)
+ Local charge đầu nhập
+ Vận tải nội địa tại đầu nhập khẩu
+ Chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại kho người mua
– Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng:
+ Thông quan hàng nhập khẩu
+ Đóng thuế nhập khẩu
11. Điều kiện DDP
DDP là viết tắt của Delivered Duty Paid (Giao hàng đã trả thuế). Đây là điều kiện mà nghĩa vụ của người bán là tối đa nhất. Một số đặc điểm của điều kiện DDP:
– Cách thể hiện trên hợp đồng: DDP [Địa chỉ người mua], Incoterms 2020.
– Phương thức vận tải: DDP áp dụng cho tất cả phương thức vận tải
– Địa điểm chuyển giao rủi ro, chi phí: tại một điểm giao hàng theo thỏa thuận của 2 bên tại nước nhập khẩu
– Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng :
+ Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại cửa kho như trong hợp đồng
+ Chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên phương tiện vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Vận tải nội địa tại đầu xuất khẩu
+ Thông quan hàng xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có)
+ Local charge đầu xuất
+ Thuê phương tiện vận tải (máy bay, tàu biển)
+ Local charge đầu nhập
+ Vận tải nội địa tại đầu nhập khẩu
+ Thông quan hàng nhập khẩu
+ Đóng thuế nhập khẩu
– Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng:
+ Chịu trách nhiệm dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại kho người mua
Incoterms – Vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế
Trong suốt chiều dài lịch sử, Incoterms cung cấp một hệ thống đầy đủ các quy tắc, tập quán phổ biến trong thương mại quốc tế. Điều này rất có ích trong việc giúp các đối tác hiểu nhau rõ hơn, và có sự nhất quán trong việc thực hiện hợp đồng thương mại.
Là công ty hậu cần lâu năm, TTL logistics luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp XNK Việt Nam trong việc kinh doanh thương mại quốc tế. Trong trường hợp cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi. Đội ngũ TTL logistics luôn sẵn sàng 24/7.