Trang chủ Nghiệp vụNghiệp vụ vận tải hàng không Các loại máy bay phổ biến trong vận tải hàng hóa quốc tế

Các loại máy bay phổ biến trong vận tải hàng hóa quốc tế

Bởi Joel Luong

Phân loại máy bay trong vận tải hàng hóa quốc tế

Vận tải hàng không là mạch máu quan trọng kết nối thương mại toàn cầu, giúp hàng triệu tấn hàng hóa được chuyển đến mọi ngóc ngách trên thế giới mỗi năm. Mặc dù chỉ chiếm chưa đến 1% về khối lượng, nhưng đường hàng không lại chiếm tới hơn 35% giá trị thương mại quốc tế, minh chứng cho sức mạnh vượt trội của phương thức vận chuyển này (theo số liệu của IATA).

Bạn có bao giờ thắc mắc quy trình vận hành hàng hóa qua các chuyến bay ra sao? Hay liệu các loại máy bay phục vụ vận tải quốc tế có sự khác biệt thế nào? Trong bài viết này, TTL Global Logistics sẽ đồng hành cùng bạn khám phá chi tiết về các loại máy bay chuyên dụng trong vận tải hàng không quốc tế.

Máy bay chở hàng hóa quốc tế
Máy bay chở hàng hóa quốc tế

Phân biệt tàu bay theo các tiêu chí khác nhau

1. Phân biệt máy bay chở hàng và máy bay chở khách

Sẽ là bất ngờ với một số người tại sao lại có sự xuất hiện của máy bay chở khách trong vận tải hàng hóa quốc tế.  Thực tế thì ngoài Máy bay chuyên chở hàng (Freighter) thì Máy bay chở khách (Passenger) cũng có tham gia vào việc luân chuyển hàng hóa trong thương mại toàn cầu. Vậy giữ 2 loại máy bay freighter và passenger cố gì khác nhau? Dưới đây là câu trả lời:

– Thứ nhất chính là vai trò xuất hiện từ ở tên của mỗi loại tàu bay. Mục đích sử dụng chính của passenger là chở hành khách, và của freighter là chở hàng hóa. Freighter khác biệt với passenger ở chỗ là Freighter không có ghế ngồi. Do đó Freigher có nhiều không gian cho hàng hóa hơn

– Sàn của máy bay Freighter chịu được lực lớn hơn so với Passenger. Đồng thời sàn của Freighter có các con lăn và chốt để giữ các kiện hàng không bị xê dịch. Thêm nữa, sẽ không có cửa sổ và cửa thoát hiểm như Passenger.

– Freighter được trang bị cửa lớn hơn so với Passenger. Điều này cho phép Freighter nhận được hàng hóa có chiều cao lớn hơn so với Passenger. Thông thường sẽ có cửa lớn ở mũi, cùng 2 cánh cửa nhỏ ở phía sau. Điều này giúp pallet hàng hóa dễ dàng di chuyển về phía đuôi máy bay.

2. Phân biệt máy bay thân rộng và máy bay thân hẹp

Một trong những tiêu chí để phân biệt máy bay trong vận tải hàng không là Máy bay thân rộng (Wide-Body Aircraft)Máy bay thân hẹp (Narrow-Body Aircraft). Tiêu chí này chủ yếu dùng để phân biệt máy bay Passenger.Đường kính của máy bay thân rộng thường là 5-6m, lớn hơn tương đối so với máy bay thân hẹp (chỉ là 3-4m). Với việc cabin rộng hơn, khoang hàng hóa của máy bay thân rộng cũng có sức chứa lớn hơn.

Máy bay thân rộng thường được sử dụng cho các chuyến bay đường dài. Loại máy bay này được hỗ trợ động cơ lớn hơn và mạnh mẽ hơn so với các đối tác thân hẹp. Do đó, máy bay thân rộng được sử dụng phổ biến cho các chuyến bay đường dài, bao gồm cả các chuyến bay xuyên lục địa.

Khoang hàng máy bay Freighter
Khoang hàng máy bay Freighter

3. Phân loại máy bay theo trọng tải

AIRBUS A321

Tàu bay Airbus A321 có thân máy bay được thiết kế rộng, tăng diện tích chứa hàng hoá lên đáng kể so với máy bay một lối đi. Cấu hình của loại máy bay này:

– Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay: 2-2,5 tấn
– Tương đương với thể tích: 12-15 m³

AIRBUS A330

Tàu bay Airbus A330 được thiết kế với cửa khoang máy bay rộng, phù hợp cho việc khai thác nhiều loại hàng hóa và pallet khác nhau. Cấu hình loại máy bay này:

– Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay: 15 tấn
– Tương đương với thể tích: 90 m³

AIRBUS A350

Tàu bay Airbus A350 là loại tàu bay thế hệ mới với cấu hình hầm hàng rộng hơn có thể vận chuyển các lô hàng lớn. Cấu hình như sau:

– Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay: 25 – 30 tấn

– Tương đương với thể tích: 95 m³

BOEING 777

Tàu bay Boeing 777 có hai động cơ lớn cho phép chất xếp nhiều hàng hóa hơn. Cấu hình như sau:

– Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay: 13 – 17 tấn

– Tương đương với thể tích: 78 – 102 m³

BOEING 787

Tàu bay Boeing 787 là loại tàu bay hai động cơ thế hệ mới này cho phép vận chuyển nhiều hàng hóa hơn với nhiều vị trí chất xếp hơn. Cấu hình như sau:

– Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay: 23 – 32 tấn

– Tương đương với thể tích: 83 m³

BOEING 747-400F

Tàu bay BOEING 747-400F là một trong những tàu bay phổ biến nhất về Freighter chuyên chở hàng hóa. Loại tàu bay này có thân rộng và dung tích rất lớn:

– Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay: 120-128 tấn

– Tương đương với thể tích: 216,846 m³

BOEING 747-200F

Tàu bay BOEING 747-200F cũng là máy bay Freighter chuyên dụng. Cấu hình như sau:

– Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay: 100-106 tấn

– Tương đương với thể tích: 145 m³

Cần báo giá vận tải hàng không? Hãy liên hệ ngay với TTL Global Logistics

Khi nào cần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, đừng ngần ngại liên hệ ngay với TTL Global Logistics!
Chúng tôi không chỉ đơn thuần là đối tác vận tải – mà còn là người đồng hành tin cậy giúp bạn tối ưu thời gian, chi phí và kiểm soát toàn bộ quy trình vận chuyển.

Vì sao chọn TTL Global?

  • Theo dõi hàng hóa mọi lúc mọi nơi: Chủ động kiểm tra lịch trình chuyến bay, trạng thái hàng hóa qua số vận đơn nhanh chóng và chính xác
  • Chuyên nhận vận chuyển đa dạng loại hàng: Từ hàng hóa nguy hiểm đến hàng tươi sống – tất cả đều được xử lý nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn IATA
  • Mạng lưới toàn cầu và đội ngũ chuyên nghiệp: Là Tổng đại lý (GSA) và Đại lý trực tiếp (CSA) của hàng loạt hãng hàng không danh tiếng như TG, KZ, QR, CX, VN… giúp chúng tôi luôn cung cấp giá cước cạnh tranh nhất và dịch vụ uy tín nhất, đặc biệt trên tuyến Indonesia

Hãy để TTL Global Logistics giúp bạn chinh phục mọi chuyến bay – vận chuyển nhanh chóng, an toàn và hiệu quả!

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN