Trang chủ Tin tức Nhập khẩu Trung Quốc chính ngạch: những điều cần biết

Nhập khẩu Trung Quốc chính ngạch: những điều cần biết

Bởi Joel Luong

Nhập khẩu Trung Quốc chính ngạch: những điều cần biết

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam về kim ngạch nhập khẩu. Với lợi thế về địa lý, cùng chi phí sản xuất thấp, hàng hóa Trung Quốc được sử dụng nhiều tại nước ta. Vậy để nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, đặc biệt là theo hình thức chính ngạch thì doanh nghiệp cần chuẩn bị và lưu ý đến những vấn đề gì? Hay cùng TTL Global Logistics tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quy trình nhập khẩu chính ngạch từ Trung Quốc

(1)Tìm kiếm nhà cung cấp uy tín: Bước đầu tiên và quan trọng nhất là tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy. Bạn có thể tham khảo các nền tảng thương mại điện tử lớn như Alibaba, 1688 hoặc tham gia các hội chợ thương mại quốc tế

(2) Thỏa thuận và ký kết hợp đồng: Sau khi chọn được nhà cung cấp phù hợp, tiến hành thương lượng về giá cả, số lượng, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và điều kiện thanh toán. Việc ký kết hợp đồng bằng văn bản là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên

(3) Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu: Hồ sơ nhập khẩu bao gồm các giấy tờ như hợp đồng thương mại, hóa đơn, danh sách đóng gói (Packing List), vận đơn (Bill of Lading) và các giấy tờ liên quan khác. Tùy thuộc vào mặt hàng nhập khẩu, bạn có thể cần thêm giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hoặc giấy kiểm tra chất lượng

(4) Thông quan hàng hóa: Đăng ký tờ khai hải quan là bước quan trọng để hàng hóa được thông quan. Đảm bảo cung cấp đầy đủ và chính xác các giấy tờ yêu cầu. Nếu cần, bạn có thể thuê dịch vụ khai báo hải quan để tiết kiệm thời gian và tránh sai sót.

Hàng hóa Trung Quốc có giá trị cao thường được vận chuyển bằng hàng không

Các giấy tờ cần thiết khi nhập khẩu chính ngạch

Để hàng hóa nhập khẩu được thông quan dễ dàng, thuận lợi, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ đầy đủ bao gồm:

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Phiếu đóng gói (Packing List)

– Vận tải đơn (Bill of Lading hoặc Airway Bill)

– Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

– Giấy tờ kỹ thuật khác (Catalogue, Bản vẽ, Hướng dẫn sử dụng,…)

Chi phí khi nhập khẩu Trung Quốc chính ngạch

1. Thanh toán tiền hàng

Đây là khoản chi phí lớn nhất, bao gồm giá trị hàng hóa và các loại thuế, phí liên quan. Sau khi ký hợp đồng mua bán, doanh nghiệp sẽ phải thanh toán tiền hàng theo các phương thức thông dụng như chuyển khoản ngân hàng quốc tế (T/T), thư tín dụng (L/C), hoặc thanh toán qua các nền tảng thương mại điện tử.

Có một lưu ý rằng biến động tỷ giá cũng sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí. Đối với thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, chúng ta vẫn sử dụng chủ yếu là đồng dollar Mỹ (USD).

2. Chi phí logistics

Chi phí logistics bao gồm nhiều khoản như vận chuyển quốc tế, bốc dỡ, lưu kho và thủ tục hải quan. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, sẽ có 3 phương thức vận chuyển chính: đường biển, đường bộ và đường hàng không.

– Vận tải đường biển: chi phí thấp, nhưng thời gian vận chuyển dài hơn

– Vận tải đường bộ: thời gian nhanh chóng hơn. Nhưng chi phí cao hơn đường biển

– Vận tải hàng không: nhanh chóng, nhưng chỉ phù hợp với hàng hóa có số lượng nhỏ và trị giá cao do chi phí vận tải lớn

Ngoài ra, các chi phí như bốc xếp hàng hóa tại cảng, lưu kho, và phí dịch vụ hải quan cũng cần được dự trù trước. Nếu hàng hóa yêu cầu xử lý đặc biệt, chi phí này có thể tăng lên.

Các chính sách và Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc

1. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) được ký kết vào năm 2002 và có hiệu lực từ năm 2010, tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới về dân số. Hiệp định này giúp giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đối với hàng nghìn mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước ASEAN, bao gồm Việt Nam. Điều này mang lại lợi thế lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc với chi phí thấp hơn. Ngoài ra, ACFTA cũng hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn nguyên liệu chất lượng và giá cả cạnh tranh, góp phần tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu.

2. Quy định về thuế quan đối với hàng nhập Trung Quốc

Theo các quy định của ACFTA, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có thể được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng các tiêu chí xuất xứ (có C/O Form E). Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và chứng minh rằng hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc. Những ưu đãi này không chỉ giúp giảm đáng kể chi phí nhập khẩu mà còn thúc đẩy giao thương song phương. Tuy nhiên, để đảm bảo tuân thủ quy định, doanh nghiệp cần nắm rõ các chính sách hải quan và quản lý tốt quy trình nhập khẩu.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN