Trang chủ Tin tức Kinh nghiệm xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc

Kinh nghiệm xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc

Bởi Joel Luong

Kinh nghiệm xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc

Nếu bạn đang có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, bài viết này của TTL Global Logistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường tỷ dân này. Với kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường, chúng tôi luôn đồng hành cùng doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc.

Tổng quan thị trường Trung Quốc

Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giữ vững vị trí này từ năm 2010. Dù các chính sách công nghiệp gần đây nhấn mạnh vào tiêu dùng và dịch vụ, chính phủ Trung Quốc vẫn duy trì đầu tư và sản xuất là các trụ cột chính của nền kinh tế.

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam:

Dù thị trường Trung Quốc luôn được đánh giá là đầy thách thức, nhưng quy mô rộng lớn, sự gia tăng tài sản, thay đổi nhân khẩu học, và quá trình chuyển đổi kinh tế của quốc gia này vẫn mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất thế giới cho nhiều sản phẩm, từ xe cộ, điều hòa không khí đến trò chơi điện tử, với tầng lớp trung lưu có nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng.

Thách thức khi doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc:

Trung Quốc vẫn là một thị trường khó khăn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt sau cách quốc gia này xử lý đại dịch COVID-19 toàn cầu. Dưới đây là một số thách thức:

– Các biện pháp phòng chống COVID-19: Những quy định nghiêm ngặt và kéo dài làm giảm tính dự đoán, đồng thời tăng chi phí vận hành cho các doanh nghiệp tại Trung Quốc

– Sự thiếu minh bạch trong quy định pháp lý

– Bảo hộ nền sản xuất trong nước, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh

Việt Nam và Trung Quốc có nhiều cơ hội phát triển thương mại

Quy định về Hải quan và các rào cản thương mại

1. Thuế nhập khẩu vào Trung Quốc

Hàng hóa khi nhập khẩu vào thị tường Trung Quốc sẽ phải chịu ít nhất 2 loại thuế: thuế nhập khẩu và thuế GTGT (VAT).

Hải quan Trung Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá và thu thuế nhập khẩu. Các mức thuế được chia thành 3 loại: thuế nhập khẩu thông thường, Thuế tối huệ quốc (MFN), Thuế ưu đãi theo FTA. Theo đó, giữa Việt Nam và Trung Quốc có 2 hiệp định thương mại tự do là ACFTA và RCEP. Hàng hóa Việt Nam sẽ được ưu đãi thuế khi nhập khẩu vào Trung Quốc.

Ngoài thuế nhập khẩu, cả doanh nghiệp nước ngoài lẫn trong nước đều phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT). VAT được áp dụng cho:

  • Hàng hóa trong nước
  • Hàng hóa nhập khẩu
  • Dịch vụ gia công, sửa chữa, và thay thế

VAT được tính sau thuế nhập khẩu và bao gồm giá trị của thuế nhập khẩu. Theo các quy tắc của WTO, Trung Quốc phải cung cấp chế độ thuế giống nhau cho cả sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu.

2. Chứng từ nhập khẩu

Thông thường, công ty khẩu Trung Quốc sẽ thu thập các chứng từ cần thiết để nhập khẩu hàng hóa và cung cấp cho đại lý Hải quan Trung Quốc. Các tài liệu cần thiết khác nhau tùy theo sản phẩm nhưng có thể bao gồm các tài liệu như vận đơn, hóa đơn, danh sách vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng mua bán cũng như các tài liệu chuyên biệt hơn như giấy chứng nhận hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu (nếu có), giấy chứng nhận kiểm tra (nếu có) và các giấy phép an toàn hoặc chất lượng khác.

3. Hàng hóa cấm nhập khẩu vào Trung Quốc

Khi xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc, các doanh nghiệp cần nắm rõ danh sách các mặt hàng bị cấm nhập khẩu để tránh vi phạm quy định pháp luật. Dưới đây là các loại hàng hóa không được phép nhập khẩu vào Trung Quốc:

– Vũ khí và vật liệu nổ

– Tiền giả và chứng khoán giả mạo

– Tài liệu và sản phẩm truyền thông có nội dung không phù hợp

– Chất độc nguy hiểm

– Ma túy bất hợp pháp

– Động, thực vật mang mầm bệnh

– Thực phẩm, thuốc, và các sản phẩm khác từ vùng dịch bệnh

– Quần áo cũ hoặc đã qua sử dụng

– Thực phẩm có chứa chất phụ gia hoặc màu thực phẩm độc hại

Tìm hiểu về hệ thống phân phối và bán lẻ tại Trung Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Trung Quốc cần cân nhắc kỹ lưỡng về kênh bán hàng phù hợp nhất cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Dưới đây là các lựa chọn phổ biến:

1. Công Ty Thương Mại (Trading Companies)

  • Vai trò: Các công ty thương mại hoạt động như trung gian, mua hàng số lượng lớn từ nhà xuất khẩu và bán lại cho các nhà bán lẻ trong nước
  • Ưu điểm: Tiếp cận thị trường rộng, giảm bớt các công đoạn phân phối phức tạp

2. Nhà Phân Phối (Distributors)

  • Vai trò: Nhận quyền sở hữu sản phẩm, sau đó thực hiện việc tiếp thị, bán hàng và cung cấp dịch vụ sau bán hàng
  • Phạm vi hoạt động: Có thể hoạt động trong một khu vực cụ thể hoặc trên toàn quốc, thậm chí giữ quyền phân phối độc quyền tại một vùng lãnh thổ nhất định
  • Lợi ích: Giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng người tiêu dùng thông qua mạng lưới phân phối sẵn có

3. Đại Lý Bán Hàng (Sales Agents)

  • Vai trò: Đại lý bán hàng không sở hữu sản phẩm mà nhận hoa hồng từ việc bán các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam
  • Phù hợp cho: Các doanh nghiệp cần một đội ngũ bán hàng linh hoạt, không ràng buộc quyền sở hữu hàng hóa

4. Thương Mại Điện Tử (E-Commerce)

  • Vai trò: Thực hiện các giao dịch thương mại trực tuyến thông qua các nền tảng như Alibaba, JD.com, hoặc Pinduoduo
  • Lợi ích:
    • Tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng, giảm chi phí vận hành
    • Phù hợp với xu hướng mua sắm trực tuyến đang phát triển mạnh tại Trung Quốc
0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN