Trang chủ Dịch vụĐường biển Hướng dẫn nhập khẩu chính ngạch và những lưu ý cần biết

Hướng dẫn nhập khẩu chính ngạch và những lưu ý cần biết

Bởi Joel Luong

Hướng dẫn nhập khẩu chính ngạch và những lưu ý cần biết

Sau đại dịch Covid 19, nền kinh tế Việt Nam có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Sự thay đổi lớn nhất có lẽ nằm ở hoạt động xuất nhập khẩu. Nhiều chủ hàng, doanh nghiệp Việt Nam đổi sang phương án mua hàng chính ngạch và nhập khẩu về tiêu thụ thị trường trong nước. Nhu cầu này xuất phát từ việc biên giới đường bộ bị cấm biên, dẫn tới lưu thông hàng hóa bị ảnh hưởng. Tuy vậy, nhiều người trong đó có khách hàng của  TTL logistics không biết cách thức để nhập khẩu chính ngạch. Dưới đây TTL logistics sẽ hướng dẫn quy trình nhập khẩu hàng hóa chính ngạch, và đưa ra những lưu ý mà chủ hàng cần nắm được.

Giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam ngày càng tấp nập

Giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam ngày càng tấp nập

Tìm hiểu nhập khẩu chính ngạch là gì?

Chắc hẳn hầu hết ai cũng từng nghe qua khái niệm “Chính ngạch” hay “nhập khẩu chính ngạch” trong buôn bán, kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản, nhập khẩu chính ngạch chính là hoạt động mua hàng của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân Việt Nam tuân thủ đầy đủ thông lệ quốc tế và quy định Việt Nam.

Một số đặc điểm của hàng hóa nhập khẩu chính ngạch:

– Những mặt hàng nhập khẩu chính ngạch đều là hàng hóa không thuộc doanh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Một số hàng hàng có thể thuộc quản lý chuyên ngành của cơ quan nhà nước. Đối với những mặt hàng này, doanh nghiệp cần xin giấy phép trước khi nhập khẩu

– Toàn bộ hàng hóa nhập khẩu chính ngạch đều phải đóng thuế theo đúng quy định. Với việc Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhiều mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ đáp ứng được FTA sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Tham khảo danh sách FTA Việt Nam tham gia tại đây.

– Nhập khẩu chính ngạch đảm bảo được tính minh bạch, pháp lý

Những khó khăn khi bắt đầu nhập khẩu hàng chính ngạch

Có một số kho khăn mà nhiều đơn vị gặp phải khi bắt đầu mua hàng và nhập khẩu chính ngạch về Việt Nam. Đặc biệt là những cá nhân mới thành lập công ty. Dưới đây là một số lưu ý khi khi nhập hàng chính ngạch:

– Hàng hóa khi về tới Việt Nam cần được khai báo hải quan đúng quy định

– Doanh nghiệp cần đóng thuế nhập khẩu và VAT cho hàng hóa

– Hàng hóa nhập khẩu phải có tem, nhãn mác và xuất xử đấy đủ

– Cần biết cách hoàn thiện hồ sơ theo đúng, đủ quy định của cơ quan quản lý nhà nước: hồ sơ thanh toán quốc tế, hồ sơ Hải quan, hồ sơ xin giấy phép (nếu có),…

Nhập khẩu chính ngạch cần thực hiện những gì?

Dưới đây là quy trình nhập khẩu chính ngạch. Thực tế là các bước để mua hàng quốc tế. Quý khách hàng, những người đã có kinh nghiệm mua bán quốc tế hay nhập hàng tiểu ngạch, có thể áp dụng linh hoạt

Bước 1: Tìm đối tác bán hàng đáng tin cậy

Việc tìm nguồn hàng thoạt đầu có vẻ đơn giản nhưng thực tế luôn là bước khởi đầu đầy khó khăn. Bất kỳ chiến lược kinh doanh nào cũng khởi nguồn từ những ý tưởng tuyệt vời. Nhưng làm thế nào để hiện thực hóa ý tưởng đó bằng các tìm được nguồn hàng phù hợp với ý tưởng và đáng tin cậy thì không hề đơn giản.  Một ví dụ về việc nhập khẩu hàng từ Trung Quốc, sẽ có một số nguồn hàng như sau:

– Nhà sản xuất là xưởng, công ty, hợp tác xã,…  Những đơn vị này sản xuất hàng hóa thành phẩm từ nguyên liệu thô. Ưu điểm của việc mua hàng của họ là có được giá rẻ. Nhưng nhược điểm lớn nhất là thường họ không đăng ký chức năng xuất khẩu, thậm chí không nhận thanh toán quốc tế. Trường hợp này, khách hàng Việt Nam cần tìm đến công ty logistics để nhận được tư vấn và hỗ trợ.

– Nhà cung cấp có thể là nhà máy sản xuất quy mô lớn, công ty thương mại hoặc dropshipping. Những đơn vị này thường có đầy đủ chức năng xuất nhập khẩu

Đối với hàng hóa nhập khẩu không phải từ Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ về khả năng tài chính, tin tưởng cũng như chất lượng hàng hóa.

Bước 2: Ký hợp đồng thương mại: xác định phương thức thanh toán và thời gian giao hàng

Để tiến hành nhập khẩu chính ngạch, bước tiếp theo doanh nghiệp cần ký kết hợp đồng thương mại. Trong đó cần xác định mốc thời gian cho thanh toán, giao hàng và phương thức thanh toán (hình thức chuyển tiền hoặc L/C).

Một số lưu ý khi kí kết hợp đồng:

– Hình thức của hợp đồng nên được ký kết bằng văn bản. Hợp đồng sẽ là căn cứ pháp lý dùng để chứng minh và bảo vệ quyền lợi của các bên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hợp đồng thương mại có thể được xây dựng bằng lời nói, thư điện tử (email) hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương

– Tư cách của chủ thể giao kết hợp đồng: tư cách pháp nhân, người đại diện pháp luật hay người được ủy quyền

– Tìm hiểu rõ khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác

– Doanh nghiệp cần lường trước được những rủi ro cũng như các tình huống phát sinh để quy định trong hợp đồng

Khai báo và làm thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu

Khai báo và làm thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu

Bước 3: Tiến hành giao nhận hàng hóa

Sau khi các bên tiến hành thực hiện theo nghĩ vụ hợp đồng, hàng hóa được sản xuất xong thì bên bán cần tiến hành giao hàng cho bên mua. Tại bước này, người mua hàng Việt Nam cần xác định điều kiện cơ sở giao hàng (Incoterms) là điều kiện gì để tiến hành giao nhận hàng hóa. Dưới đây là một số điều kiện giao hàng thường được sử dụng:

– Điều kiện EXW: người mua hàng đến nhận hàng tại cơ sở của người bán và thực hiện tất cả các thủ tục để đưa hàng về

– Điều kiện FCA: người bán hàng làm thủ tục hải quan xuất khẩu, giao hàng tới một địa điểm được quy định trong hợp đồng. Địa điểm này có thể là cơ sở của người bán, kho của đại lý vận tải hay là cảng biển/cảng hàng không nơi hàng hóa xuất khẩu. Người mua hàng sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển cũng như rủi ro kể từ địa điểm giao hàng này.

– Điều kiện FOB: người bán thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu và giao hàng tới cảng xuất khẩu. FOB là viết tắt của Free on Board, có nghĩa là hàng hóa chi được bàn giao giữa người bán và người khi hàng hóa được xếp lên tàu.

– Điều kiện CFR: người bán làm thủ tục xuất khẩu, thuê vận chuyển hàng hóa tới cảng nhập khẩu tại Việt Nam. Người mua làm thủ tục nhập khẩu tại Việt Nam.

Bước 4: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại Việt Nam

Đến bước này, khi hàng hóa về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu cần tiến hành thông quan theo đúng quy định. Để tiến hành khai báo hải quan, chủ hàng cần phải là pháp nhân, có đăng ký kinh doanh và tài khoản trên phần mềm khai báo hải quan.

Hồ sơ dùng để khai báo hải quan bao gồm:

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Phiếu đóng gói (Packing list)

– Tờ khai hải quan, có kết quả phân luồng

– Vận đơn vận chuyển hàng hóa (Bill of lading)

– Các chứng từ, giấy tờ liên quan hàng hóa khác (nếu có): Giấy chứng nhận xuất xứ (CO), giấy chứng nhận chất lượng (CQ), kết quả kiểm tra chất lượng, phân tích phân loại, Công bố sản phâm,…

TTL logistics – chuyên tư vấn, hỗ trợ nhập khẩu chính ngạch

Được thành lập từ năm 1995, TTL logistics là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận, hậu cần. Chúng tôi luôn tự hào là người bạn đồng hành của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập với thị trường quốc tế. Đặc biệt, với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn quý khách hàng về quy trình cũng như những lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa chính ngạch về Việt Nam. TTL logistics cam kết chính xác, hiệu quả nhất.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN