Hiệp định CPTPP và cơ hội cho doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được kí kết vào tháng 3/2018 và bắt đầu có hiệu lực ở Việt Nam từ 14/1/2019. Theo đó, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi từ việc xin cấp CO mẫu CPTPP, doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng trong nước cũng có được nhiều lợi ích và cơ hội từ hiệp định thương mại tự do (FTA) kiểu mới này.
Theo đó, sẽ có rất nhiều lợi ích cho nhà nhập khẩu như: thuế quan giảm; các rào cản phi thuế quan được tinh lược và cắt bỏ. Môi trường kinh doanh, đầu tư trong nước cũng sẽ được cải thiện. Hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên sau được hưởng nhiều lợi thế: Australia, Brunei, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Canada.
Những lợi ích CPTPP đem lại cho nhà nhập khẩu Việt Nam
Cắt giảm thuế quan nhập khẩu
Cũng giống như các hiệp định thương mại tự do khác, Việt Nam và 10 thành viên khác của CPTPP có nhiều cam kết về cắt giảm thuế quan khi FTA này đi vào thực hiện. Dưới đây là lộ trình cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam:
– 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực;
– 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (năm 2021);
– 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (năm 2029);
– Các mặt hàng còn lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoă ăc theo hạn ngạch thuế quan
Tinh giảm các rào cản phi thuế quan
Các rào cản phi thuê quan mà Việt Nam cam kết tinh giảm khi tham gia CPTPP bao gồm:
(1) Các cam kết về hải quan và thuận lợi hóa thương mại
Cụ thể, theo yêu cầu cũng như cam kết trong CPTPP, các nước thành viên phải minh bạch hóa thông tin và quy định về các thủ tục hải quan. Bên cạnh đó, nếu có bất kì một thay đổi gì về luật hải quan, nước thành viên phải có thông báo nhanh chóng và kịp thời, cũng như xây dựng và duy trì các điểm hỏi đáp cho doanh nghiệp liên quan đến các quy định này.
Thời gian thông quan, giải phóng hàng hóa cũng là một trong những cam kết của các nước thành viên: chậm nhất 48 giờ hàng hóa phải được giải phóng.
(2) Các rào cản kỹ thuật khác với thương mại
– Về quy trình đánh giá sự phù hợp: Cam kết đáng chú ý nhất của CPTPP về vấn đề này là các nước không được đối xử phân biệt giữa các tổ chức đánh giá sự phù hợp đặt trụ sở tại các nước CPTPP với các tổ chức đặt trụ sở tại lãnh thổ nước mình, không được yêu cầu các tổ chức đánh giá sự phù hợp phải đặt trụ sở hay đặt văn phòng đại diện trên lãnh thổ nước mình.
– Rào cản kỹ thuật với một số mặt hàng cụ thể: rượu vang và đồ uống chưng cất, các sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm đóng gói và phụ gia thực phẩm, các sản phẩm hữu cơ. Theo đó, những biện pháp TBT sẽ bị hạn chế phần nào theo quy định của CPTPP
(3) Các biện pháp phòng vệ thương mại
Trong thương mại quốc tế, có rất nhiều biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện. Phổ biến nhất là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. CPTPP cam kết sẽ minh bạch hóa quy trình điều tra, đảm bảo công bằng thương mại.
Môi trường kinh doanh được cải thiện
Một điều chắc chắn nữa là doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ việc môi trường kinh doanh sẽ cải thiện sau khi hiệp định CPTPP đi vào thực tế. Các cam kết về thể chế, về minh bạch hóa, về cạnh tranh, về chống tham nhũng… của Việt Nam trong CPTPP sẽ giúp môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý của Việt Nam ngày càng thuận lợi hơn, cắt giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.
Cần tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu, hãy liên hệ TTL logistics
TTL logistics tự hào là công ty giao nhận uy tín, với đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, hiểu biết đầy đủ về kiến thức xuất nhập khẩu. Đến với TTL logistics, quý khách hàng sẽ nhận được những lợi ích như sau:
Tiết kiệm chi phí
– Tiết kiệm chi phí vận hành phòng xuất nhập khẩu riêng biệt
– Không phát sinh các chi phí ngoài dự kiến doanh nghiệp
– Hưởng chính sách trả chậm, công nợ 30-60 ngày
Dịch vụ chuyên nghiệp, hiệu quả
– Liên tục cập nhật yêu cầu mới của hải quan, áp dụng thông tư, nghị định mới
– Kiến thức rộng, Tốc độ xử lý chứng từ nhanh, Có hướng giải quyết tốt cho mọi bộ chứng từ
– Tính chuyên môn hóa cao
– Khả năng đáp ứng cao khi có sự thay đổi khi có sự tăng đột biến về lượng hàng nhập khẩu