Trang chủ Dịch vụHàng không Cước vận tải hàng không từ Frankfurt, Đức về Việt Nam

Cước vận tải hàng không từ Frankfurt, Đức về Việt Nam

Bởi Joel Luong

Cước vận tải hàng không từ Frankfurt, Đức về Việt Nam

Nếu bạn có lô hàng nhập khẩu từ Đức, cần có mặt ở Việt Nam càng sớm càng tốt, thì phương tiện vận tải nào là giải pháp đầu tiên mà bạn nghĩ tới? Chắc chắn là vận chuyển hàng không từ một trong những sân bay lớn nhất của Đức, sân bay Frankfurt. Dù vậy, làm sao để có được giá cước vận tải tốt từ Frankfurt về Nội Bài hay Tân Sơn Nhất? Hay tính toán sao cho thời gian giao hàng, cũng như chi phí vận tải tối ưu nhất thì đòi hỏi doanh nghiệp phải hợp tác với các đơn vị giao nhận uy tín như TTL logistics.

Đến với dịch vụ vận tải hàng không từ Frankfrurt, Đức về Việt Nam của chúng tôi, quý khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về giá cả, chất lượng dịch vụ. TTL logistics luôn tâm niệm làm hàng với cả tấm lòng, đề cao chất lượng và sự minh bạch trong công việc.

Khai thác hàng hóa nhập khẩu từ Frankfurt về Nội Bài

Khai thác hàng hóa nhập khẩu từ Frankfurt về Nội Bài

Tìm hiểu về sân bay Frankfurt của Đức

Sân bay quốc tế Frankfurt (FRA) là sân bay lớn nhất nước Đức. Dưới đây là một số con số ấn tượng về sản lượng, quy mô cục khủng của sân bay Frankfurt:

– Trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19, sân bay Frankfurt tiếp đón hơn 19 triệu lượt khách

– Số lượng hàng hóa mà sân bay này khai thác trong năm 2020 là 2 triệu tấn hàng hóa

– Số lượng hãng hàng không khai thác tại Frankfurt: 100 airlines

– Số lượng điểm đến: 239 điểm đến trên toàn thế giới

Hiện tại, TTL logistics cung cấp dịch vụ trọn gói door-to-door. Chúng tôi nhận đến tận nơi lấy hàng tại Đức, sau đó sắp xếp chuyến bay sớm nhất về Việt Nam (2 sân bay lớn là Nội Bài-HAN và Tân Sơn Nhất-SGN). Thông thường, hàng hóa từ các tỉnh sau sẽ chọn bay thẳng từ sân bay Frankfurt: Stuttgart, Bonn, Mannheim, Karlsruhe và Wiesbaden.

Chi phí vận tải hàng không từ Frankfurt về Việt Nam

1. Bảng giá cước các loại chi phí từ Frankfurt về Việt Nam

Cấu trúc giá cước vận tải hàng không (Air Freight) được chia thành 2 phần: cước bay và phụ phí. Thông thường, cước vận tải hàng không có sự điều chỉnh hàng tháng để phù hợp với thị trường:

– Cước bay quốc tế từ FRA về HAN và SGN: được chia thành từng mức từ mức MIN, -45, +45, +100, +300, +500, +1000,…

– Phụ phí (Surcharges): phụ phí xăng dầu (FSC-Fuel Surcharg) và phụ phí an ninh (SSC-Security Surcharge)

Tên chi phíĐơn vịTiền tệĐơn giá
Export customs clearance HAWBEUR30
Issuance Air documentsHAWBEUR25
Handling airportKgEUR0.035 (Min 20)
X-Ray – Securized Cargo KgEUR0.16 (Min 31)
ENS / AMS – Data transmission HAWBEUR15
Inland picking upShipmentEUR

2. Chi phí khai thác mặt đất tại Việt Nam

Về đến Việt Nam, chủ hàng cần trả thêm một số loại phí cho kho hàng không để có thể lấy hàng ra và đưa về bảo quản:

– Phí khai thác hàng hóa (Terminal handling fee)

– Phí tách chứng từ

– Phí lưu kho tại kho hàng không (nếu có). Thông thường, hàng hóa sau khi về sẽ được miễn phí 3 ngày lưu kho. Bảng giá lưu kho tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất đều được công khai trên internet.

Thuế nhập khẩu từ Đức về Việt Nam

1. Xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Đức

Như chúng ta đã biết, hàng hóa khi nhập khẩu từ Đức sẽ được hưởng nhiều thuế xuất ưu đãi khi mà giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu – EU có hiệp định thương mại tự do (được gọi là EVFTA). Tuy nhiên, khác với các FTA truyền thống, EVFTA cho phép các nhà xuất khẩu châu Âu được tự chứng minh xuất xứ qua Cơ chế REX.

Theo cơ chế REX, nhà xuất khẩu tự chứng minh xuất xứ trên chứng từ hàng hóa (thường là Invoice, Packing list hoặc Delivery note) bằng dòng tuyên bố theo cấu trúc (bắt buộc) như sau:

The exporter of the products covered by this document (customs authorization REX number) declares that, except where otherwise clearly indicated, these products are of European Union preferential origin

2. Lưu ý về chứng từ xuất xứ hàng hóa

Một điều đặc biệt nữa trong EVFTA đó là hàng hóa có trị giá dưới 6000 EUR thì nhà xuất khẩu thể tự chứng minh xuất xứ mà không cần REX. Do đó sẽ có 2 trường hợp như sau:

Những lô hàng có trị giá dưới 6000 EUR: không bắt buộc sử dụng REX. Điều này được hướng dẫn tại khoản 1 (a) và khoản 1 (b), Điều 19. Thông tư số 11/2020/TT-BCT. Doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu có thể sử dụng chính invoice (bản gốc) để làm chứng từ xuất xứ và vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi theo EVFTA.

Lô hàng có trị giá trên 6000 EUR: bắt buộc sử dụng REX. Nhà xuất khẩu tuyên bố xuất xứ hàng hóa theo đúng mẫu như trên. Doanh nghiệp đính kèm bản chứng từ xuất xứ bản mềm (scanned) lên phần mềm khai báo hải quan.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể kiểm tra tính chính xác của mã số REX mà phí đối tác châu Âu cung cấp tại Website của Liên minh châu Âu-EC.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN