Trang chủ Dịch vụĐường biển Cước biển từ cảng Surabaya, Indonesia về Việt Nam

Cước biển từ cảng Surabaya, Indonesia về Việt Nam

Bởi Joel Luong

Cước biển từ cảng Surabaya, Indonesia về Việt Nam mới nhất

Indonesia là một trong những đối tác thương mại lớn nhất Đông Nam Á của Việt Nam. Trong đó, lượng hàng hóa được vận chuyển đường biển từ cảng Surabaya, Indonesia về Hải Phòng, Cát Lái hay Đà Nẵng hàng năm là rất lớn. Đây cũng chính là tuyến vận tải biển được TTL Global tập trung phát triển và có rất nhiều ưu đãi. Bất cứ khi nào có nhu cầu cần báo giá về cước biển, quý khách hàng có thể liên hệ ngay với TTL Global để được tư vấn.

Dưới đây TTL cung cấp một số thông tin và những lưu ý khi nhập khẩu hàng hóa từ Surabaya về Việt Nam. Cùng với đó là chi phí cập nhật để gửi hàng từ cảng biển này về Việt Nam.

Vận tải biển là thế mạnh hàng đầu của TTL Global

Tìm hiểu về cảng Surabaya của Indonesia

Nhắc đến Surabaya là một trong những cảng lớn của quốc đảo Indonesia. Có vị trí chiến lược, nằm ở bờ biển phía bắc của đảo Java, đối diện với đảo Madura, Surabaya có vai trò quan trọng trong thương mại và hoạt động xuất nhập khẩu. Dưới đây là một số nét tổng quan về cảng Surabaya:

– Mặt hàng xuất khẩu chính: đường, cao su, sản phẩm gỗ, bã đậu hạt và thuốc lá

– Mặt hàng nhập khẩu chính: sản phẩm dầu, vải, thiết bị điện, máy móc và xe hơi

– Sản lượng khai thác hàng năm: Khoảng 4,700 tàu, 15,500,000 tấn hàng và hơn 1,113,500 TEU được xử lý hàng năm

– Thiết kế kỹ thuật: chiều dài tối đa 210m với mớn nước 9.5m

Chi phí vận tải biển từ Surabaya về Cát Lái/Hải Phòng/Đà Nẵng

1. Tính cước biển từ Surabaya về Việt Nam

Thông thường, cước biển sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí vận tải quốc tế, và cũng biến động theo theo từng tuần hoặc tháng. Cấu thành nên cước biển quốc tế gồm 2 thành phần:

– Cước biển (Ocean Freight): sẽ được TTL logistics cập nhật hàng tuần. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chuyên viên của chúng tôi để được tư vấn và báo giá

– Các loại phụ phí. Bao gồm phụ phí lưu huỳnh (LSS-Low Sulphur Surcharge) và phụ phí hàng nặng (OWC-Overweight surcharge)

2. Chi phí khai thác địa phương

Nếu bạn từng nhập hàng đường biển từ nước ngoài về Việt Nam, chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với các loại phí Local charges. Những loại phí này là các chi phí mà hãng tàu phải trả để được đưa tàu biển vào khai thác tại các cảng, và họ sẽ thu lại từ chủ hàng. Thông thường, các chi phí local charges sẽ bao gồm:

 Cont 20ftCont 40ftLCL
Phí THC130 USD195 USD7 USD
Phí D/O45 USD45 USD40 USD
Phí Cleaning10 USD15 USD0 USD
Phí CIC120 USD240 USD5 USD
Phí CFS0 USD0 USD17 USD
Bảng giá local charges hàng nhập từ Surabaya

TTL nhận vận chuyển từ Surabaya về các cảng biển lớn của Việt Nam

1. Tuyến đường biển Surabaya-Hải Phòng

Hải Phòng là cụm cảng lớn nhất tại phía Bắc Việt Nam. Hàng hóa nhập khẩu từ Surabaya thường được vận chuyển về các cảng lớn như Lạch Huyện, Nam Đình Vũ, Tân Vũ, Đình Vũ, VIP Green, Nam Hải Đình Vũ,…

Bên cạnh dịch vụ vận tải biển, TTL nhận xử lý thủ tục hải quan và vận tải nội địa về địa chỉ tại các tỉnh thành: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Nguyên,…

2. Tuyến đường biển Surabaya-Cát Lái/Cái Mép

Đối với khách hàng là nhà máy nằm tại phía Nam, TTL Global Logistics cung cấp dịch vụ vận tải biển về cảng Cát Lái hoặc Cái Mép. Hàng hóa về 2 cảng này thường được giao về các Khu công nghiệp tại các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh,…

Tính thuế hàng hóa nhập khẩu từ Surabaya, Indonesia

1. Hàng hóa nhập khẩu từ Indonesia dùng C/O form gì?

Hiện nay, Việt Nam thuộc top đầu những quốc gia tham gia nhiều hiệp định thương mại trên thế giới. Trong đó, giữa Việt Nam và Indonesia có 2 hiệp định thương mại là ATIGA và ACFTA. Do đó, có 2 loại C/O thường được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ Indonesia:

– C/O form D: là mẫu C/O áp dụng theo quy định tại Hiệp định thương mại giữa các quôc gia Asean với nhau (gọi tắt là ATIGA)

– Mẫu C/O thứ 2 ít phổ biến hơn là Form E. Đây là mẫu C/O thuộc ACFTA (Asean-China FTA), được ký kết giữa khối Asean và Trung Quốc

2. Lưu ý khi tính thuế nhập khẩu

Để tính toán được thuế nhập khẩu, chủ hàng có thể tham khảo cách tính sau đây:

Bước 1. Xác định mã HS code định danh

Để xác định HS code phù hợp cho hàng hóa của mình,  quý  khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hoặc tự mình xác định dựa trên biểu thuế. Có một số lưu ý khi xác định HS code:

– Chức năng, nguyên liệu, công nghệ sử dụng và phạm vi ứng dụng của hàng hóa

– Thông số kỹ thuật, thành phần, kích thước, trọng lượng và mục đích sử dụng.

Bước 2. Tra cứu thuế suất trong biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam

Có 2 cách để tra cứu thuế suất: sử dụng dữ liệu trực tuyến của Hải quan (tại trang web www.customs.gov.vn hoặc doanh nghiệp có thể tra cứu trên biểu thuế được Bộ tài chính ban hành hàng năm. Dựa vào HS code đã xác định ở bước 1, có thể xác định được mức thuế suất áp dụng cho mặt hàng nhập khẩu.

Đối với hàng nhập khẩu từ Indonesia, nếu có C/O theo mẫu D hoặc E, thuế nhập khẩu sẽ lần lượt ở ATIGA và ACFTA. Nếu không có C/O, thuế nhập  khẩu ở cột thuế nhập khẩu ưu đãi.

Bước 3. Tính tổng thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước

Công thức tính thuế nhập khẩu  như sau:

Thuế nhập khẩu = Giá trị hàng hóa * Thuế suất

Trong đó, giá trị hàng hóa là giá là trị giá CIF (Cost, Insurance, Freight). Và thuế suất được tra cứu trên biểu thuế như đã nêu ở bước 2.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN