Trang chủ Nghiệp vụNghiệp vụ vận tải biển Xếp loại các cảng biển lớn nhất thế giới (cập nhật hết 2022)

Xếp loại các cảng biển lớn nhất thế giới (cập nhật hết 2022)

Bởi Joel Luong

Xếp loại các cảng biển lớn nhất thế giới theo sản lượng hàng hóa (cập nhật hết 2022)

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là phương thức vận chuyển lâu đời. Phương thức này đóng vai trong quan trọng trong thương mại quốc tế. Trong đó, cảng biển là yếu tố về cơ sở hạ tầng quan trọng hàng đầu. Cảng biển thường là cửa khẩu quốc tế quan trọng của hầu hết các quốc gia. Chúng thường được tập trung phát triển để có thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao.
Hãy cùng TTL điểm lại những cảng biển lớn nhất thế giới năm 2022 theo World Shipping Council

Xếp loại được đánh giá dựa trên tổng lượng hàng hóa được vận chuyển. Đơn vị tính là TEU (cont 20 ft)

Danh sách 10 cảng biển lớn nhất tính theo sản lượng năm 2022

STT Tên cảng Sản lượng 2022 (Triệu TEU) Sản lượng 2021 (Triệu TEU)
1 Shanghai, China 47.03 43.5
2 Singapore 37.49 36.6
3 Ningbo-Zhoushan, China 31.07 28.72
4 Shenzhen, China 28.77 26.55
5 Guangzhou Harbor, China 24.18 23.19
6 Busan, South Korea 22.71 21.59
7 Qingdao, China 23.71 22
8 Hong Kong, S.A.R, China 17.8 17.95
9 Tianjin, China 20.27 18.35
10 Rotterdam, The Netherlands 15.3 14.35

1. Cảng Thượng Hải (Shanghai), Trung Quốc

Thượng Hải là thành phố đông dân nhất Trung Quốc. Đồng thời cảng biển của thành phố này cũng là cảng biển lớn nhất thế giới. Cảng Thượng Hải nằm ở cửa sông Dương Tử chảy rả biển Hoa Đông.

Theo số liệu thống kê, năm qua cảng Thượng Hải xử lý tổng cộng 47.03 triệu TEU, lớn nhất thế giới. Bên cạnh cung cấp dịch vụ handling hàng hóa container, cảng còn cung cung các dịch vụ: vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế bằng đường bộ và đường thủy; khử nhồi, bảo trì, sản xuất và cho thuê container; quản lý thông tin về nhập kho, xử lý, phân phối và hậu cần cảng; cung cấp phương tiện cho hành khách quốc tế; lái tàu và kéo tàu; và giao nhận hàng hóa; cung cấp dịch vụ tại cảng; cho thuê thiết bị và phương tiện cảng; và xây dựng, quản lý, và điều hành cảng và thiết bị đầu cuối.

2. Cảng Singapore

Cảng Singapore nằm ở phía nam khu vực Malay Peninsula, thuộc khu vực Đông Nam Á. Là một trong những cảng biển hàng đầu thế giới, Cảng Singapore xử lý khoảng 30 triệu TEU mỗi năm. Cảng Singapore cũng cung cấp một loạt các dịch vụ hàng hải. Cảng Singapore là một trung tâm trung chuyển container lớn nhất thế giới.

Trong năm 2022, tổng số hàng hóa qua cảng Singapore là 289.7 triệu tấn. Trong đó bao gồm 37.49 triệu TEU, 177,1 triệu tấn dầu, 24 triệu tấn hàng hóa thông thường và 12,6 triệu tấn hàng rời.

Vận chuyển đường biển đóng vai trò quan trọng

Vận chuyển đường biển đóng vai trò quan trọng

3. Cảng Ningbo-Zhoushan, Trung Quốc

Cảng Ningbo là một cảng đa chức năng tích hợp các cơ sở nước sâu hiện đại qua sông bên trong, cửa sông và biển. Hiện tại, Cảng Ningbo có kết nối vận chuyển với hơn 600 cảng tại 100 quốc gia.

Cảng Ningbo là cảng nước sâu, nằm trong bán đảo Phật Sơn (Zhoushan). Kênh đào vào cảng có độ sâu khoảng 22.1 m (72.5 feet). Dó đó các tàu lớn tới 300 nghìn tấn cũng có thể vào khai thác tại cảng này

4. Thâm Quyến (Shenzhen), Trung Quốc

Thâm Quyến là tên một chuỗi cảng biển nằm ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Chuỗi các cảng này là hợp thành cảng biển lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới.

Trong năm 2022, cảng biển này đã xử lý tổng cộng 28.77 triệu TEU hàng hóa, đứng thứ 4 thế giới

5. Cảng Guangzhou Harbor, Trung Quốc

Cảng Quảng Châu (Guangzhou) là cảng trung tâm toàn diện lớn nhất miền Nam Trung Quốc. Cảng Quảng Châu có 49 bến, 23 khu neo đậu và 13 cầu phao. Trong năm 2022, sản lượng hàng hóa qua cảng Guangzhou là 24.18 triệu TEU, giúp cảng này vươn lên vị trí thứ 5 top cảng biển lớn nhất thế giới.

6. Cảng Busan, Hàn Quốc

Cảng Busan là cửa ngõ quan trọng đối với Hàn Quốc, kết nối đất nước với Thái Bình Dương và Châu Á. Đây là cảng chính của Hàn Quốc, xử lý khoảng 40% hàng hóa ở nước ngoài của đất nước, 80% hàng container và 40% sản lượng thủy sản quốc gia của Hàn Quốc. Khoảng 130 tàu ghé cảng cảng Busan mỗi ngày.

Trong năm 2022, cảng Busan xử lý 22.71 triệu TEU hàng hóa, đứng thứ 6 trên thế giới

7. Qingdao (Thanh Đảo), Trung Quốc

Thanh Đảo kết nối thương mại với hơn 450 cảng của 130 quốc gia trên thế giới. Đây là một trung tâm lớn cho thương mại quốc tế và cho giao thông vận tải biển trong khu vực sông Hoàng Hà của Trung Quốc và dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của Trung Quốc. Cảng Thanh Đảo có bốn khu vực chính: cảng cũ Thanh Đảo, cảng Huangdao, cảng Qianwan và cảng Dongjiakou.

8. Cảng Hongkong, Trung Quốc

Hongkong là một trong những cảng lớn lâu đời, từng là một trong những thuộc địa quan trọng của Vương Quốc Anh. Hongkong, hay còn biết đến với cái tên Hương Cảng mỗi năm xử lý khoảng 17.8 triệu TEU hàng hóa. Số lượng hàng hóa qua cảng biển này có giảm so với các năm trước nhưng vẫn giúp Hongkong nằm trong những cảng biển bận rộn nhất thế giới.

9. Cảng Tianjin (Thiên Tân), Trung Quốc

Cảng Thiên Tân là cảng bận rộn thứ 10 trên thế giới. Mỗi ngày, cảng biển này tiếp đón khoảng 140 đến 160 tàu biển. Cảng Thiên Tân có diện tích khoảng 20 nghìn ha (200 km vuông), bao gồm 4,7 nghìn ha (47 km2) diện tích đất. Kênh điều hướng là 17,4 mét (57,1 feet) và có thể chứa tàu tới 200 nghìn DWT.

10. Cảng Rotterdam, Hà Lan

Cảng Rotterdam có năng suất hoạt động vượt xa các cảng châu Âu khác. Với trung bình gần 500 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, cảng Rotterdam luôn thuộc top những cảng bận rộn nhất thế giới.

Tính riêng năm 2022, cảng Rotterdam đã xử lý 15.3 triệu TEU container hàng hóa, đứng đầu châu Âu và góp mặt vào top 10 cảng bận rộn nhất thế giới.

Kết luận về top 10 cảng biển lớn nhất thế giới

Cảng biển luôn đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi giá trị, logistics. Không chỉ là nơi khai thác hàng hóa, bảo quan, cảng biển còn là cửa khẩu giao thương hàng hóa, là điểm nốt an ninh quan trọng của mọi quốc gia.

Trong danh sách trên chỉ là top 10 cảng lớn nhất thế giới năm 2022. Một số cảng lâu đời như Antwerp (Bỉ) hay Hamburg (Đức) không nằm trong top 10 trên, nhưng là những cảng giữ vị trí then chốt cho hàng hóa tuyến Âu-Mỹ.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN