Vận chuyển và làm hải quan hàng đại sứ quán
Khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa của Đại sứ quan, cơ quan, tổ chức quốc tế cũng như cá nhân làm việc tại Việt Nam được coi là hàng phi mậu dịch. Do đó, thủ tục hải quan cũng như việc vận chuyển các mặt hàng này đặc thù hơn các loại hàng thông thường khác. Càng khó khăn hơn là đại diện của Đại sứ quan, cơ quan, tổ chức quốc tế thường không nắm được thủ tục để xử lý các mặt hàng này. Trong trường hợp đó, quý khách hàng có thể liên hệ với TTL logistics để được tư vấn và giải quyết nhanh nhất.
TTL logistics là đơn vị giao nhận hàng hóa, vận chuyển quốc tế hàng đầu. Chúng tôi chuyên về vận tải đường biển, đường hàng không, dịch vụ kho bãi và xử lý thủ tục xuất nhập khẩu. Hiện nay, với đại lý toàn cầu, TTL đang là đại diện vận chuyển hàng hóa phí mậu dịch của nhiều đại sứ quán và các tổ chức quốc tế trên thế giới.
Thủ tục hải quan đối với hàng đại sứ quán
Các đại sứ quán thường có hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ công việc, triển lãm, phục vụ nhu cầu cá nhận khi cần thiết. Ngoài ra, trường hợp cá nhân là người nước ngoài, làm đại diện cho tổ chức quốc tế tại Việt Nam, sau nhiệm kì về nước thường đưa vật dụng cá nhân về cùng. Các mặt hàng này thường rất đa dạng, thường đã qua sử dụng nên khó làm thủ tục hải quan.
Hồ sơ hải quan để làm hàng đại sứ quán bao gồm:
1. Tờ khai nhập khẩu
2. Invoice
3. Vận đơn
4. Tờ khai nhập khẩu hàng ngoài định lượng (nếu có)
5. Tem, sổ định mức hàng miễn thuế
Ngoài ra, vẫn có thể dùng chữ ký số của Đại sứ quán hoặc tổ chức cá nhân để khai truyền tờ khai. Loại hình thông thường là cho, tặng, biếu hoặc tạm nhập tái xuất cho những sự kiện giới thiệu sản phẩm.
Quy trình vận chuyển hàng hóa đại sứ quán
1. Đối với hàng hóa được vận chuyển đường biển, có một số yếu tố cần lưu ý như sau:
– Trước khi đóng hàng, nhân viên đại sứ quán/người phụ trách cần phải kiểm tra container, đảm bảo container có điều kiện tốt nhất
– Hàng hóa phải được phân bổ trải đều trên toàn bộ diện tích mặt sàn của container. Trọng tâm của hàng hóa phải trùng với trọng tâm của container
– Trường hợp hàng hóa không đồng nhất thì chúng ta nên dùng cách đóng hàng vào container theo nguyên tắc xếp hàng hóa nào nặng hơn, to hơn đặt ở bên dưới, hàng hóa nhẹ hơn, nhỏ hơn thì đặt lên trên, hàng hóa dạng lỏng nên đặt bên trên hàng dạng rắn.
– Công tác lashing phải được làm tốt nhất: cố định hàng hóa, không dịch chuyển, không bị ngã đỗ bên trong container bằng cách chằng cột hoặc buộc chặt hàng hóa lại với nhau
– Hạn chế những va chạm mạnh khi đưa hàng vào container, tránh hư hỏng hàng
2. Đối với hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không
Đơn giá vận chuyển bằng đường hàng không thường được tính dựa trên khoảng khối lượng hàng hóa. Khoảng khối lượng này thường được viết tắt như sau: -45, +45, +100, +250, + 300, +500kg …
Chi phí vận chuyển hàng không được tính bằng cách lấy đơn giá nhân với khối lượng (khối lượng thực tế hoặc khối lượng thể tích):
– Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight)
– Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (chargable / Volumetric / Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định. Với các số đo thể tích theo centimet khối, thì công thức là:
Khối lượng thể tích = Thể tích hàng : 6000
TTL logistics nhận vận chuyển và xử lý hàng hóa thuộc diện đại sứ quán
Hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện Đại sứ quán luôn gặp khó khăn khi làm thủ tục hải quan bởi độ phức tạp và đa dạng hàng hóa. Do đó, khi có nhu cầu phát sinh, hãy liên hệ TTL logistics để được tư vấn cụ thể chính xác nhất