Trang chủ Dịch vụĐường biển Vận chuyển container đường biển đi cảng Douala, Cameroon

Vận chuyển container đường biển đi cảng Douala, Cameroon

Bởi Joel Luong

Vận chuyển container đường biển đi cảng Douala, Cameroon

Nếu doanh nghiệp của bạn có đơn hàng xuất khẩu đi Cameroon và cần vận chuyển bằng đường biển, hãy đến ngay với TTL Global Logistics. Chúng tôi tự hào là đơn vị giao nhận hàng đầu tuyến châu Phi, trong đó đặc biệt khai thác mạnh hàng hóa đi Trung Phi và Tây Phi, trong đó có Cameroon.

Thông tin về cảng Douala, Cameroon

1. Cảng Douala: cửa ngõ lớn nhất về thương mại tại Cameroon

Cảng Douala (mã quốc tế là CMDLA) tọa lạc cách biển 24 km dọc theo sông Wouri, là trung tâm kinh tế và cảng biển quan trọng nhất của Cameroon. Douala nằm trên bờ Đông Nam, trong khi Bonaberi nằm ở bờ Tây Bắc. Khu vực này nổi tiếng với hoạt động xuất khẩu các sản phẩm như gỗ, cà phê, nhôm, ca cao, chuối, trái cây và bông, đồng thời nhập khẩu nhiên liệu, ngũ cốc, hóa chất, thiết bị xây dựng và máy móc.

Hệ thống cảng tại Douala rất hiện đại, bao gồm 16 cầu cảng với tổng chiều dài khoảng 2.600 mét, trong đó 9 cầu cảng có độ sâu 9.5 mét. Một số cầu cảng được ưu tiên phục vụ các tàu container, tàu chở nhôm và tàu chở dầu. Các cơ sở bốc dỡ hàng rời và container được thiết kế tối ưu. Hệ thống băng tải vận chuyển xi măng và nhôm đạt công suất tối đa 1,000 tấn/ngày. Cảng container hiện đại có chiều dài mặt trước 600 mét, độ sâu 11,5 mét, với kho bãi rộng 23 ha được vận hành bằng hệ thống máy tính. Có thể nói, Douala không chỉ là một trung tâm vận tải chiến lược mà còn là điểm nhấn quan trọng trong mạng lưới kinh tế của Cameroon và khu vực Trung Phi.

2. Tìm hiểu chặng biển từ Việt Nam đi Cameroon

Tuyến đường biển giữa Việt Nam và Cameroon là đường kết nối quan trọng trong việc giao thương giữa Việt Nam và các nước ở khu vực Tây Phi, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế và văn hóa giữa 2 quốc gia. Hành trình từ Việt Nam đến Cameroon kéo dài khoảng 13.000 km, phụ thuộc vào hải trình cụ thể và các điểm dừng. Hành trình này thường bắt đầu từ các cảng lớn tại Việt Nam như cảng Hải Phòng, cảng Cát Lái hoặc cảng Cái Mép. Tàu biển đi qua Biển Đông, xuyên qua eo biển Malacca – một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Từ đó, hải trình tiếp tục qua Ấn Độ Dương, vòng quanh Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi và tiến vào Đại Tây Dương trước khi cập cảng Douala của Cameroon.

Thời gian vận chuyển đường biển đi Cameroon trung bình kéo dài từ 30 đến 45 ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và lịch trình tàu. Chặng biển này không chỉ bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý mà còn vì sự đa dạng về khí hậu và thời tiết khi di chuyển qua các vùng biển khác nhau.

Vận tải đường biển là thế mạnh hàng đầu của TTL Global Logistics

TTL Global Logistics: Đại lý vận tải biển chuyên tuyến Douala, Cameroon

1. Cước biển rẻ, minh bạch

Tên chi phíCont 20Cont 40Cont 45Cont 20RFCont 40RFCont 20FRCont 40FR
Cước biểnCập nhật 2 lần/tháng
Cầu cảng (THC)130190200165240180260
Vận đơn (Bill)40404040404040
Điện giao hàng (Telex)40404040404040
Niêm chì (Seal)10101010101010
Bảng chi phí vận tải biển đi Cameroon

2. Hỗ trợ chủ hàng khai ECTN (hay BESC) 

ECTN (hay BESC) là chứng từ bắt buộc khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Cameroon với mục đích kiểm soát, quản lý thông tin hàng hóa, đảm bảo tuân thủ quy định của nước sở tại, đồng thời ngăn chặn các hành vi gian lận, buôn lậu. ECTN/BESC giúp cải thiện tính minh bạch trong chuỗi cung ứng và tối ưu hóa quản lý hải quan. TTL Global hỗ trợ daonh nghiệp khai ECTN/BESC với chi phí là 350 EUR/container.

Để xin cấp ECTN/BESC cần thực hiện quy trình 5 bước như sau:

– Bước 1: Đăng ký tài khoản trên hệ thống quản lý ECTN của quốc gia yêu cầu
– Bước 2: Điền thông tin hàng hóa, vận tải, thông tin người gửi, người nhận
– Bước 3: Nộp các tài liệu liên quan (Bill of Lading, hóa đơn thương mại, chứng từ vận chuyển)
– Bước 4: Thanh toán phí cấp ECTN/BESC
– Bước 5: Nhận mã ECTN/BESC, dùng mã này để hoàn tất các thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa.

3. TTL Global nhận vận chuyển đa dạng mặt hàng

TTL Global Logistics đủ năng lực xử lý tất cả mặt hàng:

  • Container bách hóa (20DC, 40DC): Phù hợp với hàng hóa thông thường không yêu cầu điều kiện đặc biệt
  • Container lạnh (20RF, 40RF): Thích hợp cho hàng hóa cần bảo quản nhiệt độ như thực phẩm đông lạnh hoặc cấp đông
  • Container hở mái (Open Top): Được thiết kế để vận chuyển hàng hóa có chiều dài vượt chuẩn
  • Container mặt bằng (Flat Rack): Phù hợp cho vận chuyển máy móc, thiết bị hoặc hàng hóa cồng kềnh như sắt thép
  • Container bồn (ISO Tank): Sử dụng để chuyên chở chất lỏng như hóa chất, thực phẩm lỏng, rượu hoặc nước.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN