Trang chủ Tin tức Tìm hiểu thị trường nhập khẩu Ấn Độ

Tìm hiểu thị trường nhập khẩu Ấn Độ

Bởi Joel Luong

Tìm hiểu thị trường nhập khẩu Ấn Độ

Ấn Độ là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế đáng kinh ngạc. Với lợi thế về dân số động, lực lượng lao động trẻ, giúp thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về những quy định cũng như yêu cầu của quốc gia Nam Á này. Bài viết dưới đây của TTL Global Logistics sẽ giúp bạn biết thêm về thị trường tiềm năng Ấn Độ.

Tổng quan về Ấn Độ: thị trường tỷ dân ở Nam Á

1. Cơ hội khi tiếp cận thị trường Ấn Độ

Ấn Độ vẫn là một trong những nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới, mặc cho nhiều thách thức như áp lực lạm phát, sự biến động giá hàng hóa và gián đoạn chuỗi cung ứng hậu đại dịch COVID-19. Các tập đoàn lớn tại Ấn Độ hiện nay hoạt động với quy mô và trình độ ngang tầm với các đối tác quốc tế, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, viễn thông, dược phẩm, dệt may và kỹ thuật. Các công ty Ấn Độ nổi bật với khả năng sáng tạo và cạnh tranh mạnh mẽ. Các nhà đầu tư nước ngoài cần có chiến lược dài hạn và khả năng điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với các điều kiện khu vực của Ấn Độ. Mặc dù thị trường Ấn Độ không ít thử thách, nhưng vẫn mang đến nhiều cơ hội lớn cho các công ty đến từ Việt Nam, nếu biết tận dụng các yếu tố đặc thù của thị trường này.

2. Những thách thức tại thị trường Ấn Độ

Khi tiếp cận thị trường Ấn Độ, các doanh nghiệp nước ngoài phải đối mặt với nhiều khó khăn đáng kể. Một trong những thách thức lớn nhất là các chính sách bảo vệ và mức thuế cao. Ấn Độ có mức thuế nhập khẩu cao nhất trong số các quốc gia G20 và một số quy định không minh bạch, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dự báo chi phí và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, thị trường Ấn Độ rất nhạy cảm với giá cả, các công ty cần phải điều chỉnh giá thành sản phẩm sao cho phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng Ấn Độ.

Hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất tại Ấn Độ cũng là một yếu tố gây khó khăn. Mặc dù có nhu cầu phát triển lớn, các dự án hạ tầng thường bị trì hoãn và vượt ngân sách, dẫn đến sự bất tiện trong vận chuyển hàng hóa và làm giảm khả năng cạnh tranh. Hơn nữa, hệ thống chính quyền phân cấp của Ấn Độ khiến các doanh nghiệp gặp phải sự khác biệt rõ rệt giữa các bang về chính sách và điều kiện kinh doanh.

From C/O AI cho hàng xuất khẩu đi Ấn Độ

Các quy định khi tiếp cận thị trường Ấn Độ

1. Thuế nhập khẩu vào Ấn Độ

Trong những năm gần đây, Ấn Độ liên tục tăng cường thuế nhập khẩu và các rào cản phi thuế quan nhằm bảo vệ các nhà cung cấp nội địa và thúc đẩy sản xuất trong nước. Trong Ngân sách hàng năm năm 2021-2022, chính phủ Ấn Độ đã tăng thuế đối với 31 nhóm sản phẩm, bao gồm bông và ethanol biến tính cho một số mục đích sử dụng nhất định, đồng thời nâng thuế đối với các bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời và đèn pin năng lượng mặt trời. Đến năm 2023-2024, thuế nhập khẩu đối với máy bay riêng, máy bay trực thăng, hàng hóa nhựa, trang sức, giấy bóng và vitamin cũng được nâng lên. Các biện pháp này phản ánh chiến lược bảo vệ và phát triển ngành sản xuất trong nước của Ấn Độ.

Để tra cứu thuế nhập khẩu tại Ấn Độ, bạn có thể truy cập website sau: https://www.old.icegate.gov.in

2. Quy định về chứng từ hàng hóa

Khi nhập khẩu vào Ấn Độ, nhà nhập khẩu phải cung cấp tờ khai hải quan theo mẫu, khai báo đầy đủ thông tin về giá trị hàng hóa nhập khẩu. Đối với các mặt hàng yêu cầu giấy phép, chủ hàng cần có giấy phép cùng với các chứng từ liên quan như hóa đơn xuất xưởng, vận tải đơn và chứng nhận bảo hiểm. Các giấy tờ này giúp cơ quan hải quan kiểm tra và thông quan hàng hóa đúng hạn, đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra suôn sẻ và đúng quy định.

3. Các mặt hàng cấm nhập khẩu tại Ấn Độ

Tại Ấn Độ, chính phủ nghiêm cấm nhập khẩu một số sản phẩm sau:

  1. Vũ khí và đạn dược – Bao gồm các loại vũ khí, đạn dược, thiết bị quân sự và các sản phẩm liên quan
  2. Thuốc lá và sản phẩm từ thuốc lá – Các sản phẩm thuốc lá chưa qua kiểm định chất lượng hoặc vi phạm các quy định về sức khỏe cộng đồng
  3. Hàng giả và hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ – Các sản phẩm giả mạo thương hiệu, vi phạm bản quyền hoặc quyền sở hữu trí tuệ
  4. Hóa chất độc hại và chất cấm – Các hóa chất nguy hiểm, chất gây ô nhiễm hoặc chất bị cấm sử dụng theo các điều ước quốc tế
  5. Sản phẩm động vật và thực phẩm không qua kiểm dịch – Sản phẩm từ động vật, thực phẩm không được kiểm dịch hoặc không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
  6. Động vật hoang dã và sản phẩm từ động vật hoang dã – Bao gồm động vật, thực vật và các sản phẩm từ động vật hoang dã, đặc biệt là những loài nằm trong danh sách bảo vệ của quốc gia và quốc tế
  7. Chất thải và rác thải nguy hại – Các loại chất thải hoặc rác thải chứa vật liệu nguy hiểm, độc hại hoặc không thể tái chế

Giữa Việt Nam và Ấn Độ có Hiệp định thương mại tự do hay không?

Giữa Việt Nam và Ấn Độ có hiệp định thương mại đa phương là AIFTA (FTA giữa Khối Asean và Ấn Độ). Theo đó, hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, khi xuất khẩu sang Ấn Độ sẽ có nhiều ưu đãi về mặt thuế quan và chính sách. Để nhận được ưu đãi này, doanh nghiệp cần xin được C/O form AI do Bộ Công thương cấp. Nhờ có FTA này, giao thương giữa 2 quốc gia ngày càng đẩy mạnh:

– Khuyến khích thương mại quốc tế, mở rộng thị trường cho các sản phẩm Việt Nam sang Ấn Độ và các quốc gia Nam Á khác

– Là cầu nối giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

– Thúc đẩy cạnh tranh trong thương mại quốc tế, cả và giá và chất lượng sản phẩm

– Giúp đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ cho hàng hóa Việt Nam khi nhập khẩu vào Ấn Độ

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN