Tư vấn thủ tục xuất khẩu phế liệu, phế phẩm của DNCX
Trong quá trình sản xuất của Doanh nghiệp chế xuất (DNCX), nhiều trường hợp phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất không phải hàng hóa thuộc danh mục cấm hay quản lý chuyên ngành, DNCX có quyền xuất khẩu. Điều kiện là phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và hải quan. Bài viết dưới đây của TTL hướng dẫn quý khách hàng chi tiết thủ tục xuất khẩu phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp chế xuất (DNCX).
Thủ tục xuất khẩu phế liệu, phế phẩm của DNCX
Theo quy định, hàng hóa được đưa từ khu vực hải quan riêng ra nước ngoài sẽ áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương giống như hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo khoản 5, điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC, hàng hóa là phế liệu, phế phẩm không thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu được chuyển đổi tiêu thụ thị trường trong nước hoặc xuất khẩu.
Theo đó, khi xuất khẩu phế liệu, phế phẩm (không thuộc danh mục cấm xuất khẩu), doanh nghiệp vẫn phải khai báo hải quan trên hệ thống điện tử VNACCS. Sau đó xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ bao gồm:
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói (Packing list)
– Tờ khai hải quan, có kết quả phân luồng
– Booking của hãng tàu
Mô tả hàng hóa và HS code cho hàng khẩu phế liệu, phế phẩm
Về mô tả hàng hóa, DNCX cần thể hiện rõ và đúng thực tế hàng hóa xuất khẩu là nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và bổ sung cụm từ “hàng hư hỏng” sau tên hàng. Khi khai báo hải quan, doanh nghiệp cần tìm hiểu và áp đúng mã HS code. Một yêu cầu nữa là giá trị sử dụng của hàng hóa xuất khẩu không còn như ban đầu nữa thì mới được phép xuất khẩu như là phế liệu, phế phẩm.
Tìm hiểu về một số đặc điểm của doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp chế xuất (EPE-Enterprise Processing Export) ngày nay không còn là khái niệm xa lạ trong nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập trong khu chế xuất và đủ điều kiện cơ bản theo luật định, chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Một trong những lý do doanh nghiệp chế xuất thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vì loại hình doanh nghiệp này có rất nhiều quyền lợi và ưu đãi. Tiêu biểu như:
– Có hưởng hệ thống phi thuế quan
– Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu nguyên vật liệu
– Tiền thuê đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng được giảm và nhiều ưu đãi khác
– Doanh nghiệp chế xuất có nhiều lợi thế về vị trí đặt nhà máy khi hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất đều gần đường lớn, cơ sở hạ tầng phát triển và gần các cảng biển, sân bay quốc tế. Điều này giúp tối ưu được chi phí liên quan đến logistics và quản trị chuỗi cung ứng.
TTL logistics cung cấp dịch vụ giao nhận với nhiều ưu đãi
Được thành lập từ năm 1995, TTL logistics được biết đến là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nhà máy tại Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi nhận tư vấn, hỗ trợ các thủ tục hải quan cho doanh nghiệp chế xuất.
Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng sẽ có được nhiều lợi ích:
– Nhiều doanh nghiệp, nhà máy không có cán bộ chuyên trách về khai báo hải quan. Sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp như của TTL logistics sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
– TTL logistics luôn cập nhật kịp thời quy định pháp luật mới nhất về luật hải quan, cũng như các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành luật
– Khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi về công nợ, thời gian thanh toán linh hoạt của TTL logistics
– Ngoài việc cung cấp dịch vụ khai báo hải quan, TTL logistics còn hỗ trợ doanh nghiệp chế xuất trong việc chuẩn bị Báo cáo quyết toán hải quan một cách chính xác nhất.