Tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu hàng đông lạnh uy tín, chính xác
Hàng hóa thủy hải sản, nông sản (Đông lạnh) là thế mạnh và hàng hóa chủ lực của Việt Nam. Do đó, nắm được quy định, thủ tục xuất nhập khẩu mặt hàng này là tiên quyết đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Để hiểu rõ về quy định, thủ tục nhập khẩu các mặt hàng này, quý bạn đọc có thể tìm hiểu tại Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Điều 1 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT về danh mục hàng hóa thủy sản, động thực vật phải kiểm dịch, phải phân tích và kiểm soát khi mua bán, xuất nhập khẩu, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
Bài viết dưới đây tóm tắt và hướng dẫn các thủ tục cần phải làm để nhập khẩu một lô hàng đông lạnh trước khi đưa ra tiêu thụ vào Việt Nam
Quy định về xuất nhập khẩu hàng hàng đông lạnh
Hồ sơ hải quan cho hàng đông lạnh nhập khẩu về cơ bản giống với các mặt hàng mua bán thương mại, sản xuất thông thường. Ngoài ra, doanh nghiệp nhập khẩu cần Xin giấy phép kiểm dịch và Đăng kí kiểm dịch tại cửa khẩu.
1. Xin giấy phép kiểm dịch
Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch các mặt hàng thực phẩm đông lạnh khi nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm:
– Đơn đăng ký Xin giấy phép kiểm dịch
– Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (Bản chụp)
– Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ)
– Hợp đồng thương mại (Nếu có)
1. Đăng ký và làm kiểm dịch động vật tại cửa khẩu
Trước hết, chủ hàng phải đăng ký trên hệ thống một cửa : https://vnsw.gov.vn/
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Giấy đăng ký làm kiểm dịch
– Health Certificate gốc tại nước xuất khẩu
– Giấy phép kiểm dịch
– Bộ chứng từ shipping docs: Hợp đồng ngoại, Hóa đơn thương mại (Invoice), Phiếu đóng gói (Packing list)
Vận chuyển hàng hóa đông lạnh
1. Vận chuyển đường biển
Hàng hóa đông lạnh xuất nhập khẩu thông thường được vận chuyển bằng container lạnh (20 FT hoặc 40 FT), tùy thuộc vào mặt hàng. Cont 20 FT hay cont 40 FT có kích thước và dung tích giống với container thông thường, nhưng được thiết kế có bình làm lạnh. Điều này đảm bảo chất lượng và an toàn cho các hàng hóa yêu cầu về nhiệt độ: làm mát, làm lạnh, cấp đông.
Có lưu ý khi vận chuyển và làm thủ tục cho hàng đông lạnh là container cần được cắm điện để duy trì nhiệt độ. Do đó, khi vận chuyển container đông lạnh bằng đường bộ từ nhà máy ra cảng, xe đầu kéo phải có máy phát. Thủ tục hải quan phải được thực hiện nhanh để giảm tối thiểu thời gian lưu bãi.
2. Vận chuyển đường hàng không
Bên cạnh vận chuyển bằng đường biển, vận chuyển bằng đường hàng không là lựa chọn thứ hai cho hàng đông lạnh. Các mặt hàng vận chuyển bằng đường hàng không thường là hàng mẫu, hàng có giá trị, hàng dự án, hàng từ thiện
Khác với vận chuyển bằng tàu biển, hàng đông lạnh khi lên máy bay phải được bảo quản bằng đá khô. Khoang lạnh máy bay có nhiệt độ thấp nhất từ 0-8 độ C. Với thời gian bay từ 8-12 tiếng, hàng hóa vẫn sẽ được bảo quản ở điều kiện tốt nhất với đá khô. Khi máy bay hạ cánh hoặc chuyển tại, hàng hóa sẽ được bảo quản ở kho lạnh của ga hàng không (sân bay). Nhiệt độ trong kho lạnh có thể điều chỉnh linh hoạt đến thấp nhất -16 độ C.
TTL – Nhà cung cấp giải pháp đông lạnh xuất nhập khẩu toàn cầu
Là công ty đa quốc gia về dịch vụ logistics, kho vận, TTL logistics được biết đến là nhà cung cấp hàng đầu về kho bãi, vận chuyển hàng hóa quốc tế, giao nhận hải quan.
Lợi thế của TTL là hệ thống đại lý trên toàn thế giới. Do đó, dịch vụ của chúng tôi phủ sóng rộng, cam kết chất lượng và an toàn tuyệt đối. Đặc biệt với các mặt hàng cần bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt, với kinh nghiệm của mình, TTL luôn đưa ra những giải pháp giúp khách hàng tối ưu hóa chi phí, thời gian và lợi ích trong quá trình kinh doanh.