Xuất khẩu hàng hóa đi Hàn Quốc: thủ tục và chi phí
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất với Việt Nam. Đây cũng là thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta tại Châu Á. Tại Việt Nam, có rất nhiều nhà máy được đầu tư bởi các công ty Hàn Quốc. Cùng với những ảnh hưởng tích cực từ 2 FTA giữa Việt Nam-Hàn Quốc và Asean-Hàn Quốc, sản lượng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc ngày càng tăng cao. Vậy làm thế nào để một doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc? Thủ tục và các chi phí để xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc như thế nào?
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực hậu cần, giao nhận, TTL logistics chia sẻ tới quý khách hàng thông tin cần biết để có thể xuất khẩu một lô hàng sang thị trường Hàn Quốc. Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào để nhận được tư vấn miễn phí.
Thủ tục và hồ sơ xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc cần những gì?
Để có thể xuất khẩu được một mặt hàng sang Hàn Quốc, trước hết bạn cần hiểu rõ được chính sách mặt hàng đang được áp dụng, hồ sơ làm hải quan và những lưu ý khác. Dưới đây là một số lưu ý mà các doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường Hàn Quốc cần tìm hiểu trước:
1. Tìm hiểu chính sách mặt hàng
Nắm được chính sách mặt hàng là điều bắt buộc nếu bạn muốn xuất khẩu khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại Việt Nam, hầu hết các mặt hàng đều được khuyến khích xuất khẩu và không có rào cản gì. Nhưng một số mặt hàng sẽ cần phải nộp thuế xuất khẩu, có giấy phép hoặc chịu sự quản lý chuyên ngành của nhà nước.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc:
– Hàng may mặc: áo sơ mi, quần jeans, áo khoác, váy, áo len và các sản phẩm thời trang khác,…
– Hàng hóa công nghiệp: linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị điện tử, đèn chiếu sáng,…
– Nông sản và thực phẩm: gạo, hạt điều, cà phê, hải sản, rau quả tươi, đậu phụng rang muối, cacao, cà phê rang xay, hạt điều rang,…
– Gỗ và các sản phẩm từ gỗ: đồ nội thất, sàn gỗ, ván ép, gỗ xẻ,…
2. Hồ sơ xuất khẩu sang Hàn Quốc
Để hàng hóa có thể rời Việt Nam sang Hàn Quốc, trước hết phải được thông quan. Một bộ hồ sơ hải quan cho hàng xuất khẩu bao gồm:
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói (Packing list)
– Giấy chứng nhận booking của hãng tàu
– Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin)
– Các chứng từ chuyên ngành khác, hoặc giấy phép (nếu có)
Hàng xuất khẩu đi Hàn Quốc dùng C/O form gì?
Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các quốc gia trong FTA thường doanh nghiệp sẽ xin C/O để có thể tận dụng tối đa những ưu đãi thuế quan. Đối với hàng đi Hàn Quốc, có 2 loại C/O là AK và VK. Quy trình xin cấp C/O như sau:
Bước 1: Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương: http://ecosys.gov.vn . Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân, cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận và xin cấp tải khoản trên hệ thống Ecosys.
Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy thích hợp
Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể
Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website
Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO
Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho doanh nghiệp xin cấp.
Chi phí vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Hàn Quốc
Đối với tuyến Hàn Quốc, hiện tại TTL logistics cung cấp 2 dịch vu chính: vận tải đường biển và vận tải hàng không. Mỗi phương thức vận tải đều có những đặc điểm riêng.
1. Dịch vụ vận tải biển đi Hàn Quốc
1.1. Hàn Quốc có những cảng biển nào?
Hàn Quốc là quốc gia khá phát triển về vận tải biển. Hiện nay, nước này có các cảng biển chính sau:
– Cảng biển Busan
– Cảng biển Gwangyang
– Cảng biển Incheon
– Cảng biển Pyeongtaek
– Cảng biển Ulsan
1.2. Các loại container thường được dùng đóng hàng xuất khẩu đi Hàn Quốc
– Container bách hóa: Gồm container 20DC, 40DC và 40HC, dùng để vận chuyển hàng hóa thông thường
– Container hàng rời: áp dụng cho các hàng hóa rời khô. Thông thường các mặt hàng này được vận chuyển bàng tàu rời (tàu chuyến). Nhưng với số lượng nhỏ có thể xử dụng loại container này
– Container bảo ôn (Container lạnh): bao gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng cho các hàng hóa yêu cầu cấp đông hoặc cấp lạnh. Cấu trúc container lạnh giống như container bách hóa, nhưng được cấp thêm máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ
– Container hở mái (container Open Top): Được thiết kế thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài
– Container mặt bằng (Flat rack): Container flat rack được thiết kế chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép, …
– Container bồn (Container ISO tank): Được dùng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng,…
1.3. Thời gian đi biển từ Việt Nam sang Hàn Quốc
Việt Nam có một số cảng biển chính là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cát Lái, Quy Nhơn,… có khai thác tuyến vận tải biển đi Hàn Quốc. Thời gian đi biển được chia thành 2 loại tương ứng với từng dịch vụ:
– Dịch vụ chạy thẳng (direct service): thời gian đi biển khoảng 7 ngày
– Dịch vụ chuyển tải (transship service): thời gian đi biển khoảng 10-12 ngày
1.4. Các hãng tàu chuyên tuyến Hàn Quốc
Hiện nay có rất nhiều hãng tàu khai thác tuyến vận tải từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Trong đó, nổi bật một số hãng tàu uy tín như: CMC-CGM, CNC, Cosco, Evergreen, ONE, MSC, OOCL, KMTC, Wanhai, Yang Ming, ZIM,…
2. Dịch vụ vận tải đường hàng không đi Hàn Quốc
Sân bay quốc tế lớn nhất của Hàn Quốc là sân bay Incheon tại thủ đô Seoul. Đây là cửa ngõ hàng không lớn nhất của xứ kim chi. Hiện nay, TTL logistics đang là đại lý vận tải hàng không, chuyên khai thác tuyến từ Nội Bài (HAN) và Tân Sơn Nhất (SGN) tới Incheon (ICN).
2.1. Cước bay từ Việt Nam-Hàn Quốc được tính như nào?
Chi phí/giá vận chuyển hàng hóa bằng máy bay từ tuyến Hàn Quốc phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
– Số lượng/khối lượng hàng hóa: khối lượng hàng hóa càng nhiều, cước phí sẽ càng cao
– Kích thước hàng hóa: với một số hàng hóa đặc thù, khối lượng sẽ được tính theo khối lượng quy đổi (Chargeable Weight)
Ngoài tiền cước được tính theo thời điểm, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không đi Hàn Quốc còn được tính các phí khai thác như sau:
– Phí soi chiếu hàng hóa (X-ray fee): USD 0.017/kg
– Phí khai thác hàng hóa (terminal handling): USD 0.07/kg
– Phí lưu kho (nếu có): VND 1,200/kg/ngày (đối với hàng thường, không yêu cầu bảo quản lạnh).
2.2. Thơi gian bay từ Việt Nam sang Hàn Quốc
Tính về khoảng cách địa lý, từ Việt Nam sang Hàn Quốc có thời gian bay không quá xa. Hầu hết các hãng airline đều khai thác chuyến bay chạy thẳng (direct servcie). Thời gian vận chuyển trung bình là 1 ngày.
2.3. Phân loại hàng hóa trong vận tải hàng không
Là đại lý vận tải hàng không số một thị trường, TTL logistics nhận vận chuyển tất cả các mặt hàng bằng máy bay:
(1) Hàng thông thường (General cargo)
(2) Hàng đông lạnh (Frozen cargo)
(3) Hàng hóa gây mùi
(4) Hàng hóa dễ hỏng
(5) Hàng hóa quá khổ
(6) Hàng nguy hiểm
Ngoài chi phí về vận tải hàng hóa, chủ doanh nghiệp cũng cần phải tính đến chi phí bảo hiểm, chi phí làm thủ tục và chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu. Càng có cái nhìn chi tiết, doanh nghiệp càng tính toán chính xác giá thành và chi phí sản phẩm.