Một số lưu ý khi vận chuyển hàng thực phẩm đông lạnh dễ hỏng
Việt Nam có thể mạnh rất lớn về hàng hóa thực phẩm, cây trồng, nông sản xuất khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thương mại quốc gia. Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn nhất đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam là bảo quản, vận chuyển và làm thủ tục cho các mặt hàng này như thế nào.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, TTL logistics mong muốn chia sẻ những điều cần biết tới quý khách hàng đối với mặt hàng này. Qua đó hạn chế tối đa những rủi ro và tối ưu hóa lợi ích khi giao dịch mặt hàng này trong thương mại quốc tế
Những lưu ý khi xử lý hàng thực phẩm đông lạnh
1. Bao bì và nhãn mác sản phẩm
Bao bì và nhãn mác sản phẩm bắt buộc phải được dán trong quá trình vận chuyển. Nhãn mác này được cấp bới các đơn vị đảm bảo an toàn vê sinh thực phẩm theo quy định của nhà nước. Các bao bì, nhãn mác được tự in và cung cấp bới doanh nghiệp sẽ không được chấp nhận.
Riêng các thị trường EU và Mỹ có những quy định riêng với hàng hóa thực phẩm nhập khẩu vào 2 thị trường này:
Bao bì nhãn mác đi thị trường EU
EU quy định nhãn mác trên hàng hóa thực phẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Tên và địa chỉ của công ty đóng gói và đơn vị vận chuyển
– Tên của sản phẩm
– Xuất xứ hàng hóa
– Phân loại hàng hóa theo kích thước
Nhãn mác phải cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin về thành phần sản phẩm, nhà sản xuất, phương pháp bảo quản và sơ chế. Ngoài ra, với những lô hàng nhập khẩu các sản phẩm này nhằm mục đích chế biến, trên bao bì của hàng hóa cần phải ghi rõ cụm từ “intended for processing” (dùng cho mục đích chế biến) hoặc tương đương.
Bao bì nhãn mác đi thị trường Mỹ (USA)
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu nhãn mác hàng hóa phải thể hiện được hàm lượng dinh dưỡng: hàm lượng calo, liều lượng cho mỗi lần sử dụng, hàm lượng đường bổ sung và các chất dinh dưỡng.
2. Quy cách đóng gói và bảo quản hàng hóa
Đối với hàng thực phẩm đông lạnh, yêu cầu phải bảo quản ở nhiệt độ phù hợp nên sẽ được đóng gói cùng các loại vật liệu giữ lạnh. Các vật liệu giữ lạnh bao gồm:
– Khí hóa lỏng
– Đá khô: được quấn trong giấy báo với lượng đá khô phù hợp cho mỗi mặt hàng
– Đá ướt: Đá ướt được để trong túi nylong để tránh bị chảy nước trong qua trình vận chuyển
Dưới đây là tiêu chuẩn nhiệt độ cho mỗi mặt hàng:
– Hải sản đông lạnh: -18 đến -22 độ C
– Kem: -22 đến -25 độ C
– Thực phẩm đồ nguội: -5 đến + 5 độ C
– Trái cây, củ, quả: +2 đến +12 độ C
– Hạt giống nông sản: +2 đến +8 độ C
– Bánh: -5 đến +5 độ C
– Các loại hạt: +2 đến +8 độ C
Các chứng từ cần chuẩn bị khi gửi hàng hóa đông lạnh
Khi xuất khẩu hàng hóa thực phẩm, rau củ đông lạnh, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ như sau:
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Bản quy cách đóng gói (Packing list)
– Chứng nhận xuất xử – CO (nếu có)
– Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật do Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn
Tư vấn xuất nhập khẩu hàng hóa đông lạnh
Hàng hóa đông lạnh có những đặc thù riêng, yêu cầu kinh nghiệm và kỹ năng khai thác chuyên biệt. Để được tư vấn, hỗ trợ và báo giá về dịch vụ vận chuyển cho hàng hóa đông lạnh, quý khách hàng có thể liên hệ với bộ phận tiếp nhận hàng của TTL logistics để được tư vấn về giá cả, quy trình xử lý hàng hóa.
Hotline: 0979 059 193
Email: sales@mlc-ttl.com