Thủ tục dán nhãn năng lượng hàng hóa nhập khẩu mới nhất
Ngày nay, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa ngày càng nhiều, đặc biệt là các mặt hàng điện tử, điện gia dụng có giá trị cao. Thông thường, những mặt hàng này thường có yêu cầu phải làm dán nhãn cũng nhưng hiệu suất năng lượng. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nhập khẩu nào cũng hiểu rõ về thủ tục này. Bài viết dưới đây của TTL logistics sẽ cung cấp quý doanh nghiệp đầy đủ thông tin, quy trình về dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu.
Danh sách hàng hóa cần dán nhãn năng lượng
STT | Tên hàng hóa | Tiêu chuẩn hiệu suất tối thiểu áp dụng |
1 | Đèn huỳnh quang ống thẳng | TCVN 8249:2013 |
2 | Đèn huỳnh quang compact | TCVN 7896:2015 |
3 | Chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang | TCVN 8248:2013 TCVN 7897:2013 |
4 | Máy điều hòa nhiệt độ | TCVN 7830:2015 |
5 | Tủ lạnh | TCVN 7828:2013 TCVN 7829:2013 |
6 | Máy giặt sử dụng trong gia đình | TCVN 8526:2013 |
7 | Nồi cơm điện | TCVN 8252:2015 |
8 | Quạt điện | TCVN 7826:2015 |
9 | Máy thu hình | TCVN 9537:2012 |
10 | Đèn LED | TCVN 11843:2017 TCVN 11844:2017 |
11 | Bình đun nước nóng có dự trữ | TCVN 7898 : 2009 |
12 | Máy photo copy | TCVN 9510:2012 |
13 | Màn hình máy tính | TCVN 9508:2012 |
14 | Máy in | TCVN 9509:2012 |
15 | Tủ giữ lạnh thương mại | TCVN 10289:2014 |
16 | Máy tính xách tay | TCVN 11848:2017 |
17 | Máy biến áp phân phối | TCVN 8525:2010 |
18 | Động cơ điện | TCVN 7540-1:2013 TCVN 7540-2:2013 |
19 | Xe ô tô con loại dưới 7 chỗ | |
19 | Xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ | |
20 | Xe mô tô |
Quy trình 5 bước dán nhãn năng lượng hàng hóa nhập khẩu
Đối với hàng hóa nhập khẩu cần dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp cần xin đưa hàng về bảo quản, thực hiện giám định/thử nghiệm theo một quy trình như sau:
Bước 1: Làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản
Tại bước này, doanh nghiệp cần nộp 2 công văn sau cho cơ quan hải quan:
– Công văn đề nghị được đưa hàng về kho bảo quản theo mẫu 09 tại Thông tư 38/2015/TT-BTC
– Công văn cam kết nộp bổ sung Phiếu chứng nhận kết quả thử nghiệm đạt hiệu suất năng lượng tối thiểu trong vòng 30 ngày do các Trung tâm thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định cấp.
Bước 2: Thử nghiệm Hiệu suất năng lượng
Sau khi đưa hàng về bảo quản, doanh nghiệp đưa mẫu hàng hóa tới Trung tâm thử nghiệm để tiến hành đo kiểm theo các tiêu chí. Mỗi model hàng hóa sẽ cần 1 mẫu để thử nghiệm. Thời gian thử nghiệm mất khoảng 3-5 ngày.
Bước 3: Thông quan tờ khai và đăng ký hồ sơ công bố dán nhãn năng lượng
Tại bước này, doanh nghiệp nộp kết quả thử nghiệm cho cơ quan hải quan để được thông quan hàng hóa. Đồng thời, lập hồ sơ đăng ký công bố Hiệu suất năng lượng. Hồ sơ bao gồm:
– Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng (theo mẫu)
– Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng
– Mẫu nhãn năng lượng dự kiến (dán nhãn năng lượng so sánh hay nhãn năng lượng xác nhận)
– Các giấy tờ liên quan khác (nếu có)
Bước 4: Xin xác nhận đã thực hiện công bố dán nhãn năng lượng
Tại bước 4, doanh nghiệp cần xin xác nhận của Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững xác nhận là đã thực hiện công bố dán nhãn năng lượng.
Bước 5: Dán nhãn năng lượng lên sản phẩm
Cuối cùng, doanh nghiệp tiến hành dán nhãn năng lượng lên sản phẩm. Điều này bắt buộc phải thực hiện khi đưa hàng hóa bán ra thị trường.
TTL logistics-Tư vấn thủ tục hải quan uy tín, chuyên nghiệp
Là công ty vận tải giao nhận lâu năm với đại ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, TTL tự tin là đối tác tin cậy đối với mọi khách hàng. Bất cứ khi nào, quý khách hàng có thể liên hệ để nhận được tư vấn và hỗ trợ báo giá về dịch vụ nhập khẩu, cũng như dán nhãn năng lượng hàng hóa.