Phân biệt 7 loại tàu biển trong vận tải quốc tế
Trongn thương mại quốc tế, vận tải biển đóng vai trò hết sức quan trọng. Phương thức vận tải này giúp hàng hóa được giao thương giữa các quốc gia với nhau, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như giao lưu văn hóa, xã hội. Ưu điểm lớn nhất của vận tải biển là khả năng chuyên chở lượng hàng hóa lớn, chi phí thấp, ít gây ô nhiễm môi trường và có tính linh hoạt cao. Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại tàu biển phục vụ chuyên chở hàng hóa như tàu container, tàu rời, tàu RORO,… Mỗi loại tàu biển có một đặc điểm và đặc tính khác nhau.
Bài viết dưới đây của TTL logistics liệt kê chi tiết các đặc điểm của từng loại tàu biển khác nhau trong thương mại quốc tế.
Có những loại tàu biển nào trong vận tải quốc tế
1. Tàu container (Container ship)
Container là đơn vị vận chuyển phổ biến trong thương mại quốc tế: một loại hộp cứng rắn được làm từ thép hoặc nhôm. Container được thiết kế để đóng gói và bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Và phương tiện vận chuyển container chính là tàu container (Container ship). Các tàu container thường có sức chứa lớn, chở được hàng nặng. Container thường được xếp chồng lên nhau, được cố định bằng các khớp nối, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.
– Tàu container cỡ lớn (Ultra Large Container Vessels – ULCVs): có kích thước trên18,000 TEU và được sử dụng chủ yếu trên các tuyến biển quốc tế.
– Tàu container cỡ lớn (Large Container Vessels – LCVs): kích thước từ khoảng 10,000 TEU đến dưới 18,000 TEU
– Tàu container cỡ trung (Medium Container Vessels – MCVs): có kích thước từ khoảng 3,000 TEU đến dưới 10,000 TEU.
– Tàu feeder: Đây là loại tàu container nhỏ hơn, có công suất thấp hơn và được sử dụng để kết nối các cảng nhỏ và cảng lớn. Tàu feeder thường có kích thước nhỏ hơn 3,000 TEU.
2. Tàu rời (Bulk vessel)
Bên cạnh tàu container, tàu rời (Bulk vessel) cũng là một loại tàu phổ biến trong thương mại quốc tế. Khác với tàu container, tàu rời được thiết kế với các hầm hàng, thường được sử dụng để chuyên chở các mặt hàng như than, quặng, ngũ cốc, xi măng và các loại hàng không đơn vị hóa (Unitize) được.
Tàu rời có công suất lớn và khả năng chở chuyên chở lên đến hàng ngàn mét khối hoặc hàng nghìn tấn. Cấu trúc và hình dạng của tàu rời thường được điều chỉnh để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Có các loại tàu rời như sau:
– Tàu rời vessel: chuyên chở các mặt hàng không đơn vị hóa được như than, quặng, ngũ cốc, xi măng,… Các mặt hàng này thường ở dưới hình thức hàng rời (loose form)
– Tàu break bulk: được dùng để vận chuyển vận chuyển hàng hóa đóng gói riêng lẻ, được đóng gói vào bao bì, hộp, thùng, hoặc pallet. Việc xếp dỡ hàng hóa cho tàu break bulk yêu cầu công sức và thời gian hơn vì mỗi đơn vị hàng hóa cần được xử lý và kiểm tra một cách độc lập.
3. Tàu chở hàng đông lạnh (Reefer ship)
Các mặt hàng nhạy cảm về nhiệt độ được vận chuyển bằng loại tàu riêng-tàu Reefer ship. Loại tàu này được thiết kế và trang bị hệ thống làm lạnh và kiểm soát nhiệt độ, đảm bảo duy trì điều kiện nhiệt độ cần thiết cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
Các mặt hàng thường được vận chuyển bằng tàu Reefer ship: hoa quả tươi, thủy hải sản và các mặt hàng nhạy cảm về điều kiện bảo quản khác.
4. Tàu RORO (Ro-Ro ship)
Tàu RORO (Roll on/Roll off) là một loại tàu vận chuyển hàng hóa, có thiết kế đặc biệt cho phép hàng hóa có thể lăn lên hoặc lăn xuống tàu bằng cầu dẫn đường. Loại tàu này thường được sử dụng chuyên chở ô tô, xe máy, xe tải, xe buýt, và các phương tiện di chuyển khác.
Ưu điểm của loại tàu này là tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển. Hàng hóa và phương tiện có thể được lái trực tiếp lên tàu và xuống tàu một cách nhanh chóng và thuận tiện, thay vì phải đóng vào container và thực hiện công việc xếp dỡ mất rất nhiều thời gian và chi phí.
Nhược điểm của loại tàu này là trong quá trình khai thác đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng và cầu dẫn đường phù hợp để hỗ trợ quá trình xếp dỡ và vận chuyển.
5. Tàu chờ gỗ (Logger)
Tàu logger là khái niệm ít được nhắc đến bởi loai tàu này được thiết kế chuyên chở một mặt hàng duy nhất: gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ. Tàu logger được có các trang bị đặc biệt để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa gỗ, đồng thời bảo vệ tàu và hàng hóa khỏi các yếu tố tự nhiên như sóng biển, gió lớn và môi trường mặn.
Một số đặc điểm của tàu logger:
– Khả năng chứa gỗ lớn
– Hệ thống cẩu và thiết bị xếp dỡ hiện đại
– Được thiết kế để chống ăn mòn, mối mọt
– Tiêu chuẩn an toàn cao
6. Tàu chở chất lỏng (Tanker)
Trong vận tải hàng hóa, mặt hàng chất lỏng như như dầu, xăng, khí đốt hóa lỏng (LPG), hóa chất thường được vận chuyển bằng một loại tàu chuyên biệt, được gọi là tàu tanker. Loại tàu này chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp hóa chất. Một số đặc điểm của tàu tanker:
– Tàu tanker có hệ thống bể chứa hàng chuyên dụng để vận chuyển và lưu trữ các loại chất lỏng
– Tàu tanker có các thiết bị đặc biệt như hệ thống quạt và máy bơm để bơm và điều chỉnh lưu lượng chất lỏng trong quá trình vận chuyển
– Hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại
– Được thiết kế có cơ cấu quản lý tải trọng, đảm bảo cân bằng trong suốt quá trình vận chuyển.
7. Sà lan (barge)
Sà lan là loại tàu nhỏ trong vận tải biển, chuyên chở hàng hóa và được kéo hoặc đẩy bằng các loại tàu tugboat. Sà lan thường có thiết kế đơn giản, khả năng chuyên chở lớn, thường được dùng để vận chuyển hàng hóa như hàng hóa đóng gói, vật liệu xây dựng, nhiên liệu, các thiết bị nặng, container, và các loại hàng hóa khác.
TTL logistics – chuyên tư vấn phương tiện và hình thức vận tải phù hợp
Trong vận tải đường biển quốc tế, có rất nhiều loại tàu khác nhau. Mỗi loại lại có đặc điểm, ưu nhược điểm khác nhau. Do đó, để có thể lựa chọn được phương tiện vận tải phù hợp, chủ hàng cần phải hiểu rõ hàng hóa của mình, quy cách đóng gói, điều kiện bảo quản sao cho an toàn.
Nếu cần tư vấn và hỗ trợ về vận tải hàng hóa, hãy liên hệ ngay với TTL logistics để được tư vấn và báo giá.