Vận chuyển đường biển hàng hóa từ Pháp về Việt Nam
Trong số các quốc gia trong khối EU, Pháp là một trong những đối tác thương mại lớn và lâu đời của Việt Nam. Đây là thị trường cung cấp nhiều các sản phẩm có trị giá cao cho Việt Nam như dược phẩm, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải,… Quy mô nhập khẩu hàng hóa từ Pháp vào Việt Nam ngày càng lớn, kéo theo nhu cầu vận tải tăng theo. Đặc biệt là vận tải đường biển. Đây cũng chính là tuyến vận chuyển đang được TTL logistics tập trung khai thác và phát triển mạnh.
Là công ty giao nhận đường biển lâu năm, TTL logistics hiểu rất rõ về đặc trưng tuyến đường biển từ Pháp về Việt Nam: luồng tuyến, thời gian, tính chất mặt hàng cũng như chi phí vận hành.
Có những cảng biển nào tại Pháp?
Cũng giống như nhiều cường quốc phương Tây khác, Pháp có nền hàng hải phát triển rất mạnh. Trong đó, có 2 cảng biển lớn phục vụ vận chuyển hàng hóa: Fos-sur-Mer và Le Havre. Hiện nay, TTL logistics đều khai thác tuyến vận tải từ 2 cảng này về Hải Phòng, Cát Lái, Cái Mép và cả Đà Nẵng.
1. Cảng biển Fos-sur-Mer
Cảng Fos-sur-Mer (còn được gọi là Marseilles-Fos) nằm trên bờ Golfe de Fos, một vịnh nhỏ của Vịnh Lion, trên bờ biển Địa Trung Hải của Pháp và cách Marseille khoảng 38 km về phía Tây Bắc. Kể từ những thập niên 70s, đây trở thành trung tâm khai thác hàng hóa lớn hàng đầu khu vực Marseille.
Nằm ở phía Nam, sát với bờ biển Địa Trung Hải nên chặng đường từ Fos-Sur-Mer sẽ gần và nhanh hơn so với đi từ Le Havre. Thời gian trung bình là 33-35 ngày chặng biển. Mỗi năm, cảng biển này khai thác 78.9 triệu tấn, trong đó có hơn 20 triệu tấn hàng hóa đóng trong container, tương đương với khoảng 500,000 TEU.
2. Cảng biển Le Havre
Cảng Le Havre nằm cách Paris khoảng 216 km về phía Tây Bắc và cách cảng Rouen 85 km về phía Tây. Cảng Le Havre hỗ trợ các khu công nghiệp lớn bao gồm các ngành công nghiệp lọc dầu, hóa chất, hóa dầu, xi măng, ô tô và hàng không.
Khoảng hơn 30% hàng hóa được vận chuyển qua cảng Le Havre là hàng hóa đóng trong container. Nằm ở phía Bắc của nước Pháp, do đó chặng đường vận tải từ Le Harve sẽ xa hơn. Tuy vậy tại đây thường có nhiều lựa chọn về hãng tàu và chi phí rẻ hơn. Thời gian trung bình cho một lô hàng vận chuyển đường biển từ Le Havre về Việt Nam là 40 ngày.
Gửi hàng đường biển từ Pháp về Việt Nam mất những chi phí nào ?
Cước biển (Ocean freight) được TTL logistics cập nhật mỗi tháng 2 lần (tại đây). Ngoài ra, các chi phí khác tại Việt Nam (local charges) mà doanh nghiệp nhập khẩu phải trả bao gồm:
– Phí cầu cảng (Terminal Handling charges): USD120/170/200/140/231 cho cont 20’/40’/45’/20RF/40RF
– Phí lệnh giao hàng (DO fee): USD 40/set
– Phí vệ sinh container (Cleaning fee): USD 10/container
– Phí nâng hạ container (Lift on/off): USD 40/50 cho cont 20’/40’/45’
– Phí cơ sở hạ tầng: USD 13/23 cho cont 20’/40′
TTL logistics cung cấp đa dạng giải pháp vận tải đường biển
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải quốc tế, TTL logistics nhận vận chuyển hàng hóa bằng cả hai phương thức đường biển chính: hàng nguyên cont (FCL) và hàng lẻ (LCL). Đây cũng là 2 hình thức vận chuyển chính từ cảng Pháp về Việt Nam
Hàng nguyên container (FCL)
Hàng FCL (full container loaded) có nghĩa là hàng hóa khi vận chuyển được xếp đầy container. Chủ hàng chịu trách nhiệm đóng gói và dỡ hàng ra khỏi container. Hàng hóa sẽ được đóng vào một hoặc nhiều container tùy thuộc vào số lượng và yêu cầu mỗi lô hàng.
Có các loại container chuyên chở hàng hóa như sau
– Container bách hóa: Gồm container 20 ft và 40 ft, dùng để vận chuyển hàng hóa thông thường
– Container hàng rời: áp dụng cho các hàng hóa rời khô. Thông thường các mặt hàng này được vận chuyển bàng tàu rời (tàu chuyến). Nhưng với số lượng nhỏ có thể xử dụng loại container này
– Container bảo ôn (Container lạnh): bao gồm container 20 RF và 40 RF. Thường được dùng cho các hàng hóa yêu cầu cấp đông hoặc cấp lạnh. Cấu trúc container lạnh giống như container bách hóa, nhưng được cấp thêm máy làm lạnh để duy trì nhiệt độ
– Container hở mái (container Open Top): Được thiết kế thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm dài
– Container mặt bằng (Flat rack): Container flat rack được thiết kế chuyên chở hàng hóa là máy móc thiết bị, sắt thép, …
– Container bồn (Container ISO tank): Được dùng chuyên chở hàng hóa là chất lỏng như rượu, nước, hóa chất, thực phẩm lỏng, …
Vận chuyển hàng lẻ container (LCL)
Hảng lẻ container (Less Container Loeaded-LCL) là hình thức vận chuyển trong đó công ty forwarder gom hàng hóa của nhiều chủ hàng khác nhau vao 1 container để tổ chức vận chuyển. Hàng hóa thông thường sẽ được vận chuyển từ kho CFS đến kho CFS (Container Freight Station).
Dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL của TTL logistics luôn được đánh giá cao với nhiều lợi thế về chi phí, chất lượng dịch vụ và thời gian vận chuyển. Đặc biệt với tuyến đường biển từ Pháp đến Việt Nam, TTL là công ty gom hàng số một. Do đó cước vận chuyển LCL qua TTL luôn thấp nhất.