Tổng quan Hiệp định thương mại Việt Nam-Châu Âu (EVFTA)
Ngày 1 tháng 8 năm 2020 tới đây là dấu mốc quan trọng về hội nhập của Việt Nam khi mà Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) – EVFTA chính thức có hiệu lực. Nói đây là dấu mốc quan trọng bởi EU chính là đối tác thương mại song phương lớn thứ 5 của Việt Nam, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của chúng ta. Việc hiệp định thương mại song phương EVFTA được kí kết chính là đòn bẩy, thúc đẩy đầu tư và hoạt động thương mại.
Giống với CPTPP, Hiệp định EVFTA là FTA kiểu mới có nhiều điểm mà doanh nghiệp chưa thực sự nắm rõ. Bài phân tích dưới đây TTL logistics xin chỉ ra những nét tổng quát nhất về hiệp định này.
Khái niệm về Hiệp định thương mại EVFTA là gì ?
EVFTA là Hiệp định thương mại được kí kết giữa Liên Minh Châu Âu EU (European Union) và Việt Nam. Đây là hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát giữa 2 bên. EVFTA là một FTA thế hệ mới, có phạm vi và mức độ cam kết rất cao. Theo đó, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu bao gồm các lĩnh vực sau:
– Thương mại hàng hóa
– Quy tắc xuất xứ hàng hóa
– Hải quan và thuận lợi hóa thương mại
– Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật
– Thương mại dịch vụ và đầu tư
Trong đó, thương mại hàng hóa là được quan tâm nhiều nhất khi mà cả 2 phía Việt Nam và EU đều có những cam kết ở phạm vi lớn. Dưới đây là nội dung cam kết mở cửa của Việt Nam và EU:
1. Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU
Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 85.6% thuế quan, tương đương với 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 7 năm tiếp theo (Dự kiến là 2027), EU sẽ xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào. Lộ trình giảm thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như sau:
2. Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam
Lộ trình giảm thuế của Việt Nam có phần chậm hơn so với EU. Từ sau ngày 1/8/2020, Việt Nam xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa của EU thuộc 48,5% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam. Trong vòng 7 năm tiếp theo, Việt Nam cam kết xóa bỏ 91,8% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam.
Tổng hợp cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số nhóm hàng hóa quan trọng của EU như sau:
EVFTA đem đến cho doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức gì ?
Về cơ hội từ EVFTA
Thực tế cho thấy thị phần hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Châu Âu là chưa thực sự lớn. Việc hàng hóa của Việt Nam được xóa bỏ 99% thuế suất khi nhập khẩu vào EU sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, đặc biệt là về giá. Cụ thể, những mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất là dệt may, giày dép và hàng nông sản. Đây đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Song song với đó, thị trường Việt Nam cũng được hưởng lợi nhiều từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Nền sản xuất của chúng ta sẽ được cải thiện khi nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU sẽ được đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam.
Một số thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải
– Khó khăn về quy tắc xuất xứ: Để được hưởng ưu đãi về thuế suất cho hàng hóa xuất nhập khẩu, thường doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa bằng việc cung cấp CO (Certificate of Origin). Cụ thể, đối với hàng hóa xuất khẩu đi Châu Âu, doanh nghiệp phải xin CO form EUR.1.Trên CO, hàm lượng nội khối nhất định. Đây được coi là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN.
– Các rảo cản kỹ thuật cho hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu vào EU như yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường… Những yêu cầu này của thị trường Châu Âu là khá cao và khó đáp ứng. Muốn gia nhập thị trường EU, hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất lượng để có thể vượt qua được các rào cản này.
– Sức ép từ hàng hóa và dịch vụ từ Châu Âu khi thị trường Việt Nam mở cửa hơn. Đây là một thách thức rất lớn, bởi các doanh nghiệp EU có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam về năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm thị trường cũng như khả năng tận dụng các FTA.
Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ giao dịch thương mại hàng hóa Việt Nam-EU
Là một trong những công ty hậu cần, logistics lâu năm, TTL là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất, thương mại xuất nhập khẩu. Đặc biệt, đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi Châu ÂU và từ Châu Âu về Việt Nam, chúng tôi nhận hỗ trợ dịch vụ hậu cần, giao nhận trọn gói:
– Tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu, tiếp cận thị trường Châu Âu
– Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa
– Vận tải hàng hóa từ Việt Nam đi EU và từ EU về Việt Nam: bằng đường biển và đường hàng không
– Các dịch vụ khác, giúp doanh nghiệp hoàn thiện và nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng