Trang chủ Nghiệp vụC/O và thuế quan Khái quát quy định xuất xứ hàng hóa đi Châu Âu (EU)

Khái quát quy định xuất xứ hàng hóa đi Châu Âu (EU)

Bởi Joel Luong

Khái quát quy định xuất xứ hàng hóa đi Châu Âu (EU)

Trong thời gian gần đây, một trong những điều được doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm nhất, là hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước Châu Âu (EU) làm thế nào để đươc hưởng ưu đãi từ Hiệp định thương mại EVFTA. Câu trả lời chắc chắn là chứng minh hàng hóa khi xuất khẩu sang EU có xuất xứ Việt Nam. Nhưng có rất nhiều điều bận tâm xung quanh vấn đề xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang châu Âu này:

– Có những tiêu chí nào để một sản phẩm có xuất xứ Việt Nam khi xuất khẩu sang châu Âu ?

– Quy định về xuất xứ Việt Nam trong EVFTA

– Xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu dùng C/O form nào ?

– Chứng minh xuất xứ có phải là bắt  buộc đối với hàng hóa đi Châu Âu hay không ?

Dưới đây TTL logistics xin chia sẻ tới quý khách hàng những quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang châu Âu (EU).

Làm sao để chứng minh xuất xứ hàng hóa đi EU ?

Làm sao để chứng minh xuất xứ hàng hóa đi EU ?

Quy định của Việt Nam về xuất xứ hàng hóa trong EVFTA

Hiệp định EVFTA quy định 2 hình thức chứng nhận xuất xứ đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU:

Hình thức thứ nhất  là cấp giấy chứng nhận xuất xứ: cơ quan có thẩm quyền cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ. Tại đây là Bộ Công Thương cung cấp giấy chứng nhận hàng hóa xuất khẩu đi EU, với mẫu C/O form EUR.1

Hình thức  thứ hai  tự chứng minh xuất xứ. Nhà xuất khẩu tự phát hành chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình.

1. Cơ chế tự chứng minh xuất xứ

Cơ chế này hiện tại áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Châu Âu vào Việt Nam. Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi châu Âu, nếu trị giá dưới 6000 EUR thì chủ hàng cũng có thể tự chứng minh xuất xứ, nhưng vẫn phải khai báo trên hệ thống của Bộ Công thướng.

2. Cơ chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ CO form EUR.1

Đối với lô hàng có trị giá trên 6000 EUR, Việt Nam vẫn tiếp tục bảo lưu cơ chế cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Ở đây là CO mẫu EUR.1.

Mẫu CO form EUR.1

Mẫu CO form EUR.1

Quy trình xin cấp CO form EUR.1 gồm những bước gì ?

Bước 1: Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương: http://ecosys.gov.vn . Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân, cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận và xin cấp tải khoản trên hệ thống Ecosys.

Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy thích hợp

Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể

Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website

Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO

Cuối cùng là Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho doanh nghiệp xin cấp.

Thời gian có được CO form EUR.1 bản giấy là từ 1-2 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ.

Hồ sơ xin CO form EUR.1 cần những gì ?

Doanh nghiệp xuất khẩu phải nộp đầy đủ bộ hồ sơ như sau tại Phòng quản lý Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương:

– Đơn đề nghị cấp C/O: Xuất từ hệ thống Ecosy
– Ecosys/Comis: Xuất từ hệ thống Ecosy
– Tờ khai xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Mã vạch: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Invoice: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Packing List: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Bill Of Lading: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Bảng kê Nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Quy trình sản xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
– Tờ khai nhập khẩu và hóa đơn đầu vào: Kí và đóng dấu mộc tròn

Một số lưu ý khi xác định xuất xứ hàng hóa đi châu Âu

Về cơ bản thì CO form EUR.1 sẽ không quá xa lạ với cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nội dung trên mẫu CO này khá quen thuộc, giống với các FTA khác. Tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý như:

– Thời han hiệu lực của CO form EUR.1 là 12 tháng kể từ ngày phát hành

– Thời điểm cấp C/O mẫu EUR.1: Bộ Công thương sẽ cấp CO sớm nhất có thể kể từ ngày tàu chạy và không quá 3 ngày kể từ ngày này. Có một trường hợp CO được cấp sau những phải đáp ứng được những quy định của Pháp luật. Trường hợp này CO phải thể hiện rõ “ISSUED RETROSPECTIVELY”

– Thời điểm nộp CO form EUR.1: EU cho phép doanh nghiệp nộp CO sau thời điểm nhập khẩu vào EU. Nhiều nhất là 2 năm.

Một số công đoạn không được xét đến khi cấp CO form EUR.1

Có một số công đoạn được coi là đơn giản và thường không được xem xét đến khi không dùng kỹ năng đặc biêt của máy móc:

– Công đoạn bảo quản hàng hóa ở tình trạng tốt nhất trong quá trình vận chuyển và lưu kho
– Tháo rỡ, lắp ghép kiện hàng
– Rửa, làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, oxit, dầu mỡ, sơn hoặc lớp che phủ bên ngoài khác
– Công đoạn sơn hoặc đánh bóng đơn giản
– Mài sắc, mài hoặc căt đơn giản
– Sàng lọc, rây, phân loại, sắp xếp, xếp loại tạo nên một bộ (set) sản phẩm
– Các công đoạn đơn giản: cho vào chai, lon, bình, túi, hòm, hộp, dán tem,… hoặc các công đoạn đóng gói đơn giản khác
– Các công đoạn lắp ghép, tháo ghép đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên sản phẩm hoàn thiện

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN