Trang chủ Dịch vụHàng không Vận chuyển hàng không từ Nhật Bản về Việt Nam

Vận chuyển hàng không từ Nhật Bản về Việt Nam

Bởi Joel Luong

Vận chuyển hàng không từ Nhật Bản về Việt Nam

Bạn là công ty có nhu cầu nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam? Dịch vụ vận chuyển hàng không chuyên tuyến Nhật Bản-Việt Nam của TTL logistics sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu này. Dịch vụ của chúng tôi luôn là toàn diện và hoàn hảo nhất: kết hợp tốc độ, an toàn và chi phí hợp lý nhất. Với hệ thống được xây dựng lâu năm, TTL logistics cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không linh hoạt: giao nhận từ sân bay-sân bay hoặc có thể door-to-door.

Tại TTL logitsics, chúng tôi nhận vận chuyển từ Nhật tất cả các mặt hàng: từ hàng hóa thông thường, các sản phẩm công nghệ cao đến hàng hóa y tế nhạy cảm. Chúng tôi cam kết đảm bảo sự an toàn của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Dưới đây, TTL logistics xin giới thiệu tới quý khách hàng chi tiết về dịch vụ vận chuyển hàng không từ Nhật Bản về Việt Nam của chúng tôi.

Tuyến vận tải Nhật Bản-Việt Nam là thế mạnh của TTL logistics

Tuyến vận tải Nhật Bản-Việt Nam là thế mạnh của TTL logistics

Nhật Bản có những sân bay quốc tế nào?

1. Sân bay Narita

Sân bay quốc tế Narita là cửa ngõ hàng không quan trọng của Nhật Bản. Nằm cách thành phố Tokyo khoảng 60 kilômét về phía Đông Nam. Đây được biết đến là sân bay bận rộn nhất châu Á và thế giới. Sở hữu hạ tầng hàng không tiên tiến và các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp, sân bay Narita chính một trung tâm vận chuyển hàng hóa quốc tế quan trọng bậc nhất.

Một số đặc điểm khác về sân bay Narita:

– Mã code IATA: NRT

– Hiện tại có hơn 66 hãng hàng không (airlines) đang hoạt động tại Narita

– Tổng cộng có 103 tuyến vận tải hàng không từ Narita đi khắp nơi trên thế giới.

2. Sân bay Kansai (Osaka)

Bên cạnh Tokyo, Osaka chính là đại đô thị lớn thứ 2 của Nhật Bản. Và sân bay quốc tế Kansai là cửa ngõ chính để khám phá vẻ đẹp và nền văn hóa độc đáo của thành phố Osaka.

– Mã code IATA: KIX

– Hiện tại có hơn 51 hãng hàng không (airlines) đang hoạt động tại Narita

– Tổng cộng có 57 tuyến vận tải hàng không từ Narita đi khắp nơi trên thế giới.

3. Sân bay Fukuoka

Fukuoka được biết đến là thành phố phát triển bậc nhất phía Tây của Nhật Bản. Nằm cách trung tâm thành phố chỉ 10km, sân bay Fukuoka trở thành một trung tâm quan trọng cho du lịch và giao thương khu vực.

– Mã code IATA: FUK

– Hiện tại có hơn 34 hãng hàng không (airlines) đang hoạt động tại Narita

– Tổng cộng có 37 tuyến vận tải hàng không từ Narita đi khắp nơi trên thế giới.

Các loại chi phí khi gửi hàng từ Nhật Bản về Việt Nam bằng đường hàng không

Có một số loại phí mà doanh nghiệp cần lưu ý khi gửi hàng từ Nhật Bản về Việt Nam bằng đường hàng không:

Cước vận tải hàng không (air freight): Thông thường, đơn giá vận chuyển bằng đường hàng không thường được tính dựa trên khoảng khối lượng hàng hóa. Khoảng khối lượng này thường được viết tắt như sau: -45, +45, +100, +250, + 300, +500kg …

Lấy đơn giá nhân với khối lượng (khối lượng thực tế hoặc khối lượng thể tích), ta sẽ tính được chi phí vận chuyển hàng không cuối cùng:

– Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight)

– Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (chargable / Volumetric / Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định.

Phí xếp dỡ hàng hóa tại ga hàng không (terminal handling fee): phí này thường được gọi là phí lao vụ, thường phát sinh khi hàng hóa về tới Nội Bài, Tân Sơn Nhất hoặc Đà Nẵng. Đây là chi phí xử lý hàng hóa tại kho hàng không. Giống với cước vận chuyển, ihí này thường được tính dựa trên khối lượng hoặc kích thước của hàng hóa

Phí lưu trữ và bảo quản hàng hóa (storage): thông thường, hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam sẽ được miễn phí lưu kho 3 ngày. Sau 3 ngày này mà hàng hóa chưa được thông quan, kho hàng sẽ bắt đầu tính phí.

Ngoài các chi phí trên, để có thể giao nhận hàng hóa thành công, chủ hàng cần làm thủ tục hải quan, sắp xếp vận tải đường bộ để đưa hàng từ sân bay về đến kho của mình.

Gửi hàng air từ Nhật Bản về Việt Nam mất bao lâu

Thời gian vận chuyển hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam bằng đường hàng không có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm lấy hàng tại Nhật Bản, hãng hàng không, đường bay (bay thẳng hay chuyển tải), điều kiện thời tiết cũng như thời gian khai thác hàng hóa tại mỗi sân bay.

Thông thường, thời gian vận chuyển hàng không từ các sân bay của Nhật Bản về tới Việt Nam sẽ là từ 1 đến 3 ngày. Để quá trình vận tải hàng không được thuận lợi, quý khách hàng nên tiến hành đặt booking sớm để tránh tình trạng căng tải, thiếu chỗ.

TTL logistics xây dựng quy trình vận chuyển hàng không trọn gói

Bước 1: khách hàng gửi yêu cầu (booking request) tới TTL trước ngày khởi hành (ETD) ít nhất 1 ngày. Các thông tin cần cung cấp: tuyến vận chuyển, tên hàng, khối lượng, kích thước, ngày dự kiến khởi hành (ETD)

Bước 2: ngay sau khi nhận được booking request từ khách hàng, bộ phần hàng air (air freight team) của TTL sẽ sắp xếp space và gửi booking confirmation tới khách hàng. Thời gian (leadtime) là 1-2 tiếng sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng.

Bước 3: bộ phận chứng từ (Docs tea) của TTL thu thập thông tin (shipping instruction) từ khách hàng, phát hành vận đơn (airway bill) nháp để khách hàng kiểm tra và xác nhận

Bước 4: sau khi hàng hóa được đưa lên máy bay và vận chuyển, tình hình (quá trình xử lý trên sân bay, bốc xếp, dán tem,…) sẽ được TTL cập nhật tới khách hàng bằng hình ảnh qua email

Bước 5: trường hợp khách hàng thuê dịch vụ vận tải nội địa và khai báo hải quan của TTL, chúng tôi sẽ làm thủ tục thông quan và giao hàng về tại địa chỉ của khách hàng theo yêu cầu (Giao door)

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN