Trang chủ Nghiệp vụC/O và thuế quan Tính thuế nhập khẩu từ Đức (Germany) mới nhất

Tính thuế nhập khẩu từ Đức (Germany) mới nhất

Bởi Joel Luong

Tính thuế nhập khẩu từ Đức (Germany) mới nhất

Nhắc đến Đức, tất cả chúng ta đều nhớ đến các sản phẩm nổi tiếng về sự bền bỉ, chất lượng cao. Hàng hóa nhập khẩu từ Đức cũng rất được ưu chuộng tại Việt Nam. Với việc Hiệp định thương mại tự do EVFTA giữa EU và Việt Nam có hiệu lực, các doanh nghiệp kinh doanh hàng thương mại từ Đức cũng như các nước châu Âu được hưởng lợi rất nhiều từ từ việc giảm thuế nhập khẩu. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách tra cứu và tính thuế nhập khẩu bởi sự đa dạng và cập nhật thường xuyên về quy định pháp lý.

Hiểu được sự quan tâm của quý khách hàng, TTL logistics chia sẻ kinh nghiệm làm sao để tính thuế nhập khẩu từ Đức sao chi chính xác nhất.

Hàng hóa nhập khẩu từ Đức sẽ được giảm thuế nếu có REX theo EVFTA

Hàng hóa nhập khẩu từ Đức sẽ được giảm thuế nếu có REX theo EVFTA

Hàng hóa xuất xứ Đức sử dụng mã số REX thay C/O thông thường

Như đã nói ở trên, hàng hóa khi nhập khẩu từ Đức sẽ được hưởng nhiều thuế xuất ưu đãi khi mà giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu – EU có hiệp định thương mại tự do (được gọi là EVFTA). Tuy nhiên, khác với các FTA truyền thống, EVFTA cho phép các nhà xuất khẩu châu Âu được tự chứng minh xuất xứ qua Cơ chế REX.

Theo cơ chế REX, nhà xuất khẩu tự chứng minh xuất xứ trên chứng từ hàng hóa (thường là Invoice, Packing list hoặc Delivery note) bằng dòng tuyên bố theo cấu trúc (bắt buộc) như sau:

The exporter of the products covered by this document (customs authorization REX number) declares that, except where otherwise clearly indicated, these products are of European Union preferential origin

Lưu ý về chứng từ xuất xứ theo EVFTA

Một điều đặc biệt nữa trong EVFTA đó là hàng hóa có trị giá dưới 6000 EUR thì nhà xuất khẩu thể tự chứng minh xuất xứ mà không cần REX. Do đó sẽ có 2 trường hợp như sau:

Những lô hàng có trị giá dưới 6000 EUR: không bắt buộc sử dụng REX. Điều này được hướng dẫn tại khoản 1 (a) và khoản 1 (b), Điều 19. Thông tư số 11/2020/TT-BCT. Doanh nghiệp Việt Nam khi nhập khẩu có thể sử dụng chính invoice (bản gốc) để làm chứng từ xuất xứ và vẫn được hưởng thuế suất ưu đãi theo EVFTA.

Lô hàng có trị giá trên 6000 EUR: bắt buộc sử dụng REX. Nhà xuất khẩu tuyên bố xuất xứ hàng hóa theo đúng mẫu như trên. Doanh nghiệp đính kèm bản chứng từ xuất xứ bản mềm (scanned) lên phần mềm khai báo hải quan.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể kiểm tra tính chính xác của mã số REX mà phí đối tác châu Âu cung cấp bằng đường link sau:

https://ec.europa.eu/taxation_customs/dds2/eos/rex_validation.jsp?Lang=en

Hướng dẫn tính thuế nhập khẩu từ Đức vào Việt Nam

Bước 1. Xác định mã HS code định danh

HS code là hệ thống hài hòa hóa bao gồm các mã số định danh cho các mặt hàng, nhằm giúp hải quan và doanh nghiệp có cơ sở xác định thuế quan, cũng như thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Hệ thống  HS code có tất cả 99 chương, trong  đó 97 chương đầu tiên là chương quốc tế, chương 98 và 99 là của  từng quốc gia quy định.

Để xác định HS code phù hợp cho hàng hóa của mình,  quý  khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hoặc tự mình xác định dựa trên biểu thuế. Có một số lưu ý khi xác định HS code:

– Chức năng, nguyên liệu, công nghệ sử dụng và phạm vi ứng dụng của hàng hóa

– Thông số kỹ thuật, thành phần, kích thước, trọng lượng và mục đích sử dụng.

Bước 2. Tra cứu thuế suất trong biểu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam

Có 2 cách để tra cứu thuế suất: sử dụng dữ liệu trực tuyến của Hải quan (tại trang web www.customs.gov.vn hoặc doanh nghiệp có thể tra cứu trên biểu thuế được Bộ tài chính ban hành hàng năm. Dựa vào HS code đã xác định ở bước 1, có thể xác định được mức thuế suất áp dụng cho mặt hàng nhập khẩu.

Đối với hàng nhập khẩu từ Đức, nếu lô hàng có mã số REX hợp lệ, thuế nhập khẩu sẽ ở cột EVFTA. Nếu không có C/O, thuế nhập khẩu ở cột thuế nhập khẩu ưu đãi.

Bước 3. Tính tổng thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước

Công thức tính thuế nhập khẩu  như sau:

Thuế nhập khẩu = Giá trị hàng hóa * Thuế suất

Trong đó, giá trị hàng hóa là giá là trị giá CIF (Cost, Insurance, Freight). Và thuế suất được tra cứu trên biểu thuế như đã nêu ở bước 2.

Bước 4. Xác định các loại thuế, phí cần phải nộp khác

Ngoài thuế nhập khẩu, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến một số loại thuế phí sau khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam:

– Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax – VAT)

– Thuế tiêu thụ đặc biệt (Excise Tax)

– Thuế chống bán phá giá (Anti-Dumping Duty)

– Thuế bảo hộ môi trường (Environmental Protection Tax)

Một số lưu ý về thuế nhập khẩu từ Đức

Cũng giống như thủ tục hải quan, thuế nhập khẩu cũng được thường xuyên thay đổi và update theo quy định của Nhà nước. Tại mỗi thời điểm khác nhau, chính sách thương mại của quốc gia có thể được thay đổi, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô. Do đó, để có được thông tin chính xác và cập nhật nhất, quý khách hàng hãy liên hệ với chuyên viên của TTL logitsics để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN