Trang chủ Nghiệp vụNghiệp vụ hải quan Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên vật liệu mới nhất

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên vật liệu mới nhất

Bởi Joel Luong

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong đó, tỷ trọng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tăng nhanh. Chủ yếu nhập khẩu phục vụ chế biến, phối trộn cho sản xuất trong nước hoặc gia công gia tăng chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để nhập khẩu và kinh doanh nhóm sản phẩm này, doanh nghiệp cần nắm được thủ tục và quy định của cơ quan quản lý nhà nước. TTL logistics nhận tư vấn, hỗ trợ cũng như vận chuyển hàng hóa nhập khẩu.

Khái quát thị trường thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tại Việt Nam

Tính đến cuối tháng 4 năm 2019, tỉ lệ nhập khẩu các mặt hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu vẫn tăng. Chủ yếu từ các thị trường sau:

– Thị trường nhập khẩu lớn nhất là từ Argentina, với tổng giá trị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi 91 triệu USD, chiếm hơn 30% thị phần

– Kế đến là Hoa Kỳ với 54 triệu USD, chiếm 18 % thị trường

– Tiếp theo là thị trường Ấn Độ, Anh, Áo, Bỉ, Brazil,…

Các sản phẩm nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu là: lúa mì, ngô, đậu tương, dầu mỡ động thực vật

Tính chung trong quý I năm 2019, Việt Nam đã chi hơn 1.2 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu. Nhu cầu của thị trường đang được đánh giá ngày càng tăng trong thời gian tới.

Hình anh kho bãi thức ăn chăn nuôi

Hình anh kho bãi thức ăn chăn nuôi

Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Công ty, tổ chức hay cá nhân có nhu cầu nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

– Địa điểm sản xuất, kinh doanh phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm; có tường rào, ngăn cách bên ngoài

– Có đầy đủ trang thiết bị, con người, nguồn lực phù hợp theo quy định của pháp luật

– Có kho hoặc thuê kho phục vụ hàng thưc ăn chăn nuôi, đáp ứng được các điều kiện bảo quản đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường và theo khuyến cáo của nhà sản xuất

– Hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác

Kho bãi bảo quản hàng hóa thức ăn chăn nuôi có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa thức ăn chăn nuôi

Để nhập khẩu thưc ăn chăn nuôi, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thực hiện các thủ tục sau: Công bố tiêu chuẩn áp dụng, kiểm dịch động vật kiểm tra chất lượng nhà nước.

1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

1.1. Hồ sơ đăng kí công bố tiêu chuẩn cho hàng hóa thức ăn chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi muốn được lưu hành trên thị trường Việt Nam phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Hồ sơ đăng kí bao gồm:

– Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu

– Giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất: bản sao

– Bản thông tin sản phẩm chi tiết. Bao gồm: Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng

– Bản tiêu chuẩn công bố do nhà nhập khẩu đăng ký

– Nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt

– Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm

– Mẫu nhãn của sản phẩm

1.2. Trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi

Thời gian giản quyết tối đa là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và ban hành văn bản xác nhận tiêu chuẩn đăng kí của doanh nghiệp.

Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận, Bộ phải trả lời doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do

2. Kiểm dịch động vật thức ăn chăn nuôi

Một số mặt hàng là nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu doanh nghiệp cần làm kiểm dịch động vật: bột huyết, bột xương thịt, bột tôm, bột cá, bột lông vũ…. Trình tự kiểm dịch động vật hàng thức ăn chăn nuôi như sau:

2.1. Đăng kí kiểm dịch dịch động vật

– Hình thức nộp: online qua Hệ thống một cửa quốc gia

– Bộ hồ sơ cần chuẩn bị:

(1) Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu theo mẫu 19, luật Thú y: 01 bản scan

(2) Health certificate của nước xuất khẩu: 01 bản scan

(3) Công văn cam kết Health: 01 bản scan

(4) Ngoài ra, Cục thú y có thể yêu cầu cung cấp mã số nhà máy sản xuất (certificate of registration)

– Thời gian: sau 2-3 ngày, Cục kiểm dịch sẽ ra Công văn hướng dẫn kiểm dịch

2.2. Khai báo kiểm dịch động vật

Sau khi Cục Thú y có Văn bản đồng ý cho Kiểm dịch và chỉ định cơ quan làm kiểm dịch lô hàng, doanh nghiệp tiến hành khai báo kiểm dịch theo hướng dẫn, nhận giấy chứng nhận kiểm dịch/chứng thư kiểm dịch. Tại bước này, doanh nghiệp cần phải khai báo bằng cả 2 hình thức: online và hồ sơ giấy.

2.2.1. Khai báo online trên hệ thống một cửa quốc gia

Doanh nghiệp tiến hành khai báo thông tin theo mẫu trên hệ thống một cửa quốc gia. Đồng thời đính kèm các chứng từ cần thiết:

– Bill, IV của lô hàng (bản scan)

– Health certificate (bản scan)

– Chứng nhận mã nhà sx,…(bản scan đính kèm online)

2.2.1. Nộp hồ sơ giấy tại chi cục kiểm dịch động vật

Sau khi đăng kí trên hệ thống một cửa, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ giấy nộp tại Chi cục kiểm dịch động vật:

– In đơn khai báo từ hệ thống 1 cửa, ký đóng dấu

– Vận đơn, Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp

– Health certificate: bản gốc

– Văn bản đồng ý kiểm dịch của Cục thú y: in từ hệ thống một cửa

– Giấy báo hàng đến

2.2.1. Lấy mẫu kiểm dịch và cấp chứng thư kiểm dịch

Sau khi bộ hồ sơ được tiếp nhận, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu sẽ thông báo thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch và cấp chứng thư. Có một số lưu ý ở bước này:

– Trong trường hợp lô hàng không phải lấy mẫu, chứng thư kiểm dịch sẽ được cấp trong vòng 1-2 ngày làm việc

– Đối với lô hàng phải lấy mẫu, thời gian cấp chứng thư là 4-5 ngày làm việc. Thông thường, tần suất lấy mẫu là 5 lô lấy mẫu 1 lần

3. Kiểm tra chất lượng nhà nước cho hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Mục đích kiểm tra chất lượng nhà nước cho hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu là kiểm tra thực tế số lượng, khối lượng, quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, xuất xứ và các chỉ tiêu ngoại quan khác của sản phẩm. Đồng thời lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp về chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm

Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng bao gồm:

– Đơn đề nghị kiểm tra

– Bản sao chứng thực quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi

Thời gian sử lý là 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ bộ hồ sơ hợp lệ

TTL logistics – Đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải, hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Được thành lập từ năm 1995, TTL logistics luôn được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ: Vận tải quốc tế, hải quan xuất nhập khẩu, kho bãi, hậu cần. TTL luôn cam kết đem đến giá trị tốt nhất tới khách hàng, luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm kim chỉ nam hành động. Hãy liên hệ với bộ phận tiếp nhận hàng TTL để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

0 Comment

DỊCH VỤ LIÊN QUAN