Quy định về thủ tục nhập khẩu xe nâng tay mới nhất
Nếu bạn đang làm việc tại nhà máy, hoặc xí nghiệp sản xuất, kho hàng thì không lạ lẫm gì với hình anh xe nâng tay. Đây là thiết bị chuyên dụng trong các kho hàng, nhà máy, cửa hàng và các môi trường công nghiệp khác. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam chủ yếu là xe nâng tay nhập khẩu từ nước ngoài như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,… Để nhập khẩu được mặt hàng này, ngoài thủ tục hải quan thông thường, doanh nghiệp cần làm kiểm tra chất lượng nhà nước (đăng kiểm).
Bài viết dưới đây của chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm trong việc nhập khẩu xe nâng tay mới nhất. Quý khách hàng có thể tham khảo. Hoặc có thể liên hệ với TTL Global Logistics, chúng tôi sẵn sàng tư vấn 24/7.
Những lưu ý về quy định nhập khẩu xe nâng tay mới nhất
1. Xác định và chứng minh xuất xứ hàng hóa
Xuất xứ hàng hóa là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng không chỉ tới thủ tục nhập khẩu hàng hóa, mà còn ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh khác nhau của quá trình kinh doanh và tiêu dùng, như:
– Chất lượng và An toàn
– Thương hiệu và Uy tín
– Pháp lý và Thuế
– Quy định và Tiêu chuẩn
– Nhận thức văn hóa và Xã hội
Để xác định chuẩn xác nhất xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu cần cung cấp được Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin-C/O). Giấy C/O sẽ giúp doanh nghiệp chứng minh được xuất xứ hàng hóa, cũng như được hưởng thuế ưu đãi (chi tiết bên dưới).
2. Xác định HS code và thuế nhập khẩu
HS code (hay còn gọi là Mã hệ thống hài hòa) là mã số phân loại hàng hóa được quy chuẩn theo quy định của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Ở Việt Nam, chúng ta dùng HS code có 8 chữ số (khác với một số quốc gia dùng 10 hoăc 12 chữ số).
Theo quy định tại Thông tư 12/2022/TT-BGTVT Ngày 30/06/2022 (thay thế Thông tư 41/2018/TT-BGTVT), thì mặt hàng xe nâng tay có HS code định danh là 842790. Tương ứng là sẽ phải làm đăng kiểm, tuy nhiên được thực hiện sau thông quan mà không cần phải đăng ký đưa hàng về bảo quản. Thuế nhập khẩu sẽ được tính như sau:
8427 | Xe nâng hạ xếp tầng hàng bằng cơ cấu càng nâng; các loại xe công xưởng khác có lắp thiết bị nâng hạ hoặc xếp hàng | Thuế nhập khẩu | Thuế VAT | |
Có C/O | Không có C/O | |||
84272000 | – Xe tự hành khác | 0% | 0% | 5% |
84279000 | – Các loại xe khác | 0% | 0% | 5% |
3. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng xe nâng tay
Bước 1: Nộp Hồ sơ Đăng ký Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên Cục Đăng kiểm Việt Nam – Phòng Công nghiệp/ Chi cục Đăng kiểm. Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn Đăng ký KTCL nhà nước về chất lượng hàng hóa Nhập khẩu (theo mẫu- 2 bản)
– Hợp đồng mua bán (sales contract)
– Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
– Packing list (Danh mục hàng hóa)
– Bill of Lading (Vận tải đơn)
– Catalogue (Tài liệu kỹ thuật)
– CQ gốc (Giấy chứng nhận chất lượng)
– C/O-Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có)
– Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có)
Bước 2: Hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận và Cục Đăng kiểm hẹn đến lấy kết quả đăng ký KTCL
Bước 3: Doanh Nghiệp lên tờ khai và thông quan hàng hóa và đưa hàng về kho. Lưu ý, đối với mặt hàng xe nâng tay được phép kiểm tra sau thông quan mà không cần đăng ký đưa hàng về bảo quản
Bước 4: Cho hàng về kho kiểm tra xe và hẹn lịch Cán bộ Đăng kiểm đến kiểm tra xe
Bước 5: Đăng kiểm viên xuống kho của Doanh nghiệp tiến hành các thủ tục kiểm tra thực tế xe
Bước 6: Nộp lệ phí Đăng kiểm xe nếu xe đạt và chờ chứng thư đăng kiểm của xe
TTL Global Logistsics nhận thông quan hàng xe nâng tay nhập khẩu
Là đại lý hải quan uy tín, TTL Global hiểu rõ được nhu cầu, cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp nhập khẩu thường gặp phải. Đối với mặt hàng xe nâng tay nhập khẩu, chúng tôi nhận hỗ trợ từ A-Z cho khách hàng:
– Tư vấn và chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu
– Khai báo và thông quan hải quan
– Thay mặt khách hàng tiến hành đăng kiểm, kiểm tra chất lượng nhà nước
– Chịu trách nhiệm vận chuyển quốc tế và nội địa. Đảm bảo hàng hóa được giao nhận an toàn, nhanh chóng