Bảng giá dịch vụ thông quan tại Hữu Nghị, Lạng Sơn mới nhất
Cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn là một trong những cửa ngõ phía Bắc quan trọng nhất của nước ta. Lưu lượng giao thương hàng hóa qua cửa khẩu này ngày càng tăng. Đặc biệt gần đây khi mà nguồn vốn FDI từ Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam ngày một nhiều, nhu cầu về máy móc cũng nguyên liệu được vận chuyển qua Hữu Nghị là rất lớn. Tại đây, TTL logistics được biết đến là đơn vị giao nhận hậu cần hàng đầu. Bảng giá dịch vụ thông quan của chúng tôi luôn minh bạch, ưu đãi, đi kèm với chất lượng tốt nhất thị trường.
Để quý khách hàng hiểu rõ hơn, TTL logistics xin chia sẻ các chi phí khi làm hàng tại Hữu Nghị Quan, Lạng Sơn. Cùng với đó làm một số lưu ý về thủ tục cũng như quy trình xuất nhập khẩu tại đây.
Giới thiệu về cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn
Nhắc đến Hữu Nghị Quan, chúng ta sẽ nhớ đến chủ trương “hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc) và Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng (Việt Nam). Cửa khẩu Hữu Nghị còn đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa Trung Quốc và các nước thành viên trong khối Asean.
Một số đặc điểm về cửa khẩu Hữu Nghị:
– Tại cửa khẩu Hữu Nghị, phía Việt Nam đã cắm cột mốc 1116 và phía Trung Quốc cắm cột mốc 1117
– Về phía Việt Nam, cửa khẩu Hữu Nghị là nơi bắt đầu cho Quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc
– Vị trí địa lý: cách thành phố Lạng Sơn 17km và cách trung tâm thủ đô Hà Nội 171 km
Các chi phí tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn
1. Chi phí khai báo hải quan và thông quan hàng xuất nhập khẩu
Loại phí | Giá ( VND/ Xe tải/cont ) | ||||||
1.25T | 2.5T | 3.5T | 5T | 8T | 10T | 40ft | |
Phí khai báo hải quan | 2,500,000 | 2,500,000 | 2,500,000 | 2,500,000 | 2,500,000 | 2,500,000 | 2,500,000 |
Phí hải quan chuyển tiếp | 2,200,000 | 2,200,000 | 2,200,000 | 2,200,000 | 2,200,000 | 2,200,000 | 2,200,000 |
Bến bãi, cơ sở hạ tầng | 250,000 | 300,000 | 300,000 | 450,000 | 450,000 | 730,000 | 1,200,000 |
Phí bốc xếp, chuyển tải | 600,000 | 700,000 | 800,000 | 900,000 | 1,000,000 | 1,300,000 | 1,550,000 |
2. Các loại chi phí khác có thể phát sinh
Loại phí | Giá ( VND/ Xe tải/cont ) | ||||||
1.25T | 2.5T | 3.5T | 5T | 8T | 10T | 40(45)FT | |
Phí nâng/hạ CONT tại Hữu Nghị/ 1 lần | 2,320,000 | ||||||
Thuế xe, Kiểm dịch, Biên Phòng, Bảo hiểm xe TQ | 1,350,000 | ||||||
Phí soi hàng | 600,000VNĐ/lần | ||||||
Phí kẹp chì chuyển khẩu | 500,000 | 500,000 | 500,000 | 500,000 | 500,000 | 500,000 | 500,000 |
Phí lưu bãi xe VN + Biên Phòng lưu đêm | 400,000 | 400,000 | 400,000 | 450,000 | 450,000 | 550,000 | 650,000 |
Lưu ý về giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa giao thương Việt-Trung
Hiện nay, giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc có 2 loại giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) phổ biến là C/O form E và C/O form RCEP.
1. C/O form E
C/O form E là mẫu C/O được cấp theo hiệp định thương mại tự do giữa Asean và Trung Quốc (ACFTA). Hàng hóa nếu xin được C/O form E, khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được hưởng nhiều mức ưu đãi về thuế quan. Ngược lại, hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu vào Trung Quốc, khi xuất trình được C/O form E cũng sẽ được hưởng thuế ưu đãi.
Tuy nhiên, đối với người mới làm xuất nhập khẩu, khi nhận được C/O form E cần check các thông tin sau để tránh bị phạt khi C/O không hợp lệ:
– Tên, địa chỉ của người xuất khẩu và người nhập khẩu
– Tên, mô tả hàng hàng hóa: thông tin chi tiết về loại hàng hóa, số lượng, đơn vị đo lường và bất kỳ thông số kỹ thuật nào cần thiết
– Mã HS code của hàng hóa có đúng hay không?
– Đối với hàng nhập, doanh nghiệp có thể kiểm tra chữ ký và mã số C/O có đúng hay không bằng cách tra cứu trên hệ thống điện tử: http://origin.customs.gov.cn/
2. C/O form RCEP
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP-Regional Comprehensive Economic Partnership) là hiệp định thương mại song phương kiểu mới. Trong đó, Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên, cùng với Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Philippines, , Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Thực tế RCEP không tạp nhiều áp lực về việc mở cửa thị trường với Việt Nam khi mà nước ta hầu hết đã có hiệp định thương mại với các nước thành viên từ trước đó. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Việt-Trung, ngoài C/O form E giống như trước đây, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng C/O form RCEP.