Cách xác định khối lượng trong vận tải hàng không chính xác nhất
Vận tải hàng không (vận chuyển hàng air) là một trong những phương thức giao nhận phổ biến nhất trong thương mại quốc tế ngày nay. Mặc dù số lượng hàng hóa vận chuyển có thể ít hơn các phương thức khác, nhưng giá trị hàng hóa trong vận chuyển hàng không là rất cao. Vì vậy, việc tính cước vận chuyển một lô hàng air luôn rất được quan tâm. Trong đó, việc xác định được khối lượng (hay trọng lượng) khi gửi hàng là quan trọng bậc nhất. Bởi chi phí gửi hàng được tính dựa trên đơn giá nhân với tổng khối lượng của cả lô hàng.
Bài viết dưới đây của TTL logistics sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu được cách tính khối lượng hàng hóa, đồng thời là kinh nghiệm đóng gói sao cho tiết kiệm được tối đa chi phí vận tải hàng không.
Phân loại khối lượng trong vận tải hàng không quốc tế
Như chúng ta đều biết, thương mại quốc tế có lịch sử phát triển rất lâu đời. Vận tải hàng không mặc dù là phương thức mới, nhưng vẫn tuân theo những tập quán để tối ưu lợi ích của các bên trong quá trình giao nhận. Trong đó, việc xác định khối lượng (trọng lượng) có những quy tắc riêng. Dưới đây là 3 khái niệm về khối lượng thường gặp trong vận tải hàng không.
1. Khối lượng thô (Gross weight)
Khối lượng thô, hay còn gọi là khối lượng cả bì, thường được nhắc đến với tên gọi gross weight. Gross weight (viết tắt là G.W) được hiểu là tổng khối lượng hàng hóa sau khi đã đóng gói. Đây chính là khối lượng vật lý của hàng hóa và sẽ được dùng để tính phí vận chuyển trong trường hợp hàng có khối lượng riêng nặng (high density cargo). Ví dụ như kim loại, máy móc, gạch, đá, vật liệu xây dựng,…
2. Khối lượng thể tích (Volumetric weight)
Khối lượng thể tích là khái niệm được dùng cho các mặt hàng có khối lượng riêng nhẹ, cồng kềnh. Để tính được khối lượng thể tích, không thể dùng các loại cân thông thường mà phải dùng công thức tính dựa trên kích thước chiều dài, rộng, cao của hàng hóa. Công thức tính khối lượng thể tích như sau:
3. Khối lượng thu phí (Chargeable weight)
Khối lượng thu phí (Chargeable weight) là khối lượng cuối cùng được dùng để tính giá cước vận chuyển. Chargeable weight sẽ được xác định dựa trên việc so sánh giữa Gross weight và Volumetric weight, số nào lớn hơn sẽ được dùng để tính phí.
Nếu như bạn có nhiều kinh nghiệm trong giao nhận hàng hóa, việc xác định Chargeable weight là khá dẽ dàng dựa vào loại hàng hóa có khối lượng riêng cao hay thấp. Tuy nhiên, để để cho chính xác thì vẫn cần tính toán theo công thức để tránh nhầm lẫn.
Có 3 bước tính khối lượng thu phí trong vận tải hàng không
Để tính được khối lượng thu phí, cần thực hiện theo 3 bước sau đây:
– Xác định gross weight của hàng hóa
– Xác định volume weight
– So sánh gross weight và volume weight, số nào lớn hơn thì dùng để tính chi phí vận chuyển
Hãy lấy ví dụ sau để dễ hình dung hơn. Lô hàng có 2 kiện: kiện A có khối lượng 30kgs và thể tích 90 x 50 x 70cm; kiện B có khối lượng 60kgs và thể tích 50 x 50 x 120cm. Bảng tính dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách tính chargeable weight:
G.W (Kg) | Thể tích | Volume weight (Kg) | |
Kiện A | 30 | 90 x 50 x 70cm | – |
Kiện B | 60 | 50 x 50 x 120cm | – |
Tổng A+B | 90 | Tổng=615,000 cm3 | 102.50 |
Chargeable weight là 102.50Kgs |
Kinh nghiệm đóng gói hàng hóa giúp tiết kiệm chi phí vận tải
Có một số lưu ý khi đóng gói hàng hóa trong vận tải hàng không:
– Tìm hiểu về giới hạn kích thước và khối lượng kiện hàng. Như ta đã biết, vận tải hàng không sẽ dựa trên khối lượng hoặc thể tích hàng hóa. Bởi mỗi máy bay sẽ có những giới hạn về kích thước và trọng tải, do đó chủ hàng cần lưu ý về những giới hạn này
– Hàng hóa khi vận chuyển hàng không thường được yêu cầu đóng gói pallet để phục vụ mục đích an ninh, soi chiếu. Điều này thường làm tăng khối lượng và thể tích của kiện hàng. Vì vậy, chủ hàng cần biết cách đóng gói sao cho tiết kiệm pallet nhất có thể
– Dán tem, nhãn hàng hóa đầy đủ và chính xác. Điều này giúp việc khai thác hàng hóa nhanh chóng, an toàn, tránh phát sinh các chi phí không cần thiết tại sân bay và kho hàng.